Xét thứ tự nguyện vọng như thế nào để tăng cơ hội đỗ đại học?

Khánh Nguyễn-Thứ sáu, ngày 05/04/2019 13:00 GMT+7

Tự động phát sau
3
Current Time0:00
/
Duration0:00

VTV.vn - Theo đại diện Bộ GD&ĐT, điều quan trọng nhất là các em thí sinh phải chọn được ngành yêu thích thực sự và chọn trường/ngành phù hợp với điều kiện của bản thân.

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chia sẻ về việc xét thứ tự nguyện vọng xét tuyển trong tuyển sinh đại học sắp tới.

Bà Phụng cho hay: "Với tính ưu việt của Quy chế, các em thí sinh được đăng ký số lượng nguyện vọng không giới hạn. Ngoài ra, cùng một nhóm xét tuyển có điều kiện như nhau, các em được xét tuyển bình đẳng với nhau trên cơ sở điểm thi mà không căn cứ vào việc đó là nguyện vọng 1 hay nguyện vọng 2. Như vậy, các em hoàn toàn yên tâm. Điều quan trọng nhất là các em phải chọn ngành yêu thích thực sự và chọn trường/ngành phù hợp với điều kiện của bản thân.

Ví dụ, các thí sinh thích vào Đại học Bách Khoa Hà Nội nhất, thì chọn trường Bách Khoa là nguyện vọng 1. Những nguyện vọng khác xếp tiếp sau theo thứ tự "thích nhiều hay thích ít hơn" của mình. Điều này không ảnh hưởng đến việc trúng tuyển của các em ở số lượng nguyện vọng 1 hay 2 hay 3".

Xét thứ tự nguyện vọng như thế nào để tăng cơ hội đỗ đại học? - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo

"Cụ thể, phần mềm sẽ xét tuyển nguyện vọng 1 đầu tiên. Nếu không trúng nguyện vọng 1 sẽ xét đến nguyện vọng 2, sau đó lần lượt là nguyện vọng 3… Nếu trúng nguyện vọng 3 rồi thì từ nguyện vọng 4 trở đi sẽ không xét nữa. Như vậy, nếu các em xếp đúng thứ tự ưu tiên thì các em sẽ đỗ vào nguyện vọng cao nhất có thể phù hợp với điểm thi của mình", bà Phùng cho biết thêm.

Ngoài ra, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học nhấn mạnh: "Nếu các em trượt nguyện vọng 1 sẽ được xét nguyện vọng 2. Nguyện vọng 2 sẽ được xét bình đẳng như nguyện vọng 1 của những người khác và như nguyện vọng 3 trở đi của những người khác, chỉ trên cơ sở điểm thi, không trên cơ sở số nguyện vọng".

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố, kèm với đó là nội dung hướng dẫn tổ chức kỳ thi năm nay. Cụ thể, ngày 24/6, thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phổ biến quy chế thi cùng lịch thi.

Ngày 25/6, thí sinh làm bài thi Ngữ Văn dưới hình thức tự luận trong buổi sáng và Toán với hình thức trắc nghiệm trong buổi chiều.

Ngày 26/6, thí sinh làm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và ngoại ngữ. Ngày thi cuối cùng, 27/6, thí sinh làm bài thi tổ hợp Khoa học xã hội.

Được biết, năm nay, thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 1/4 đến hết ngày 20/4.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước