Cha mẹ có thể sưu tầm những bài báo, những câu chuyện người thực việc thực về những trường hợp trẻ bị bắt cóc để giúp con ghi nhớ và tự rút kinh nghiệm.
Ở tuổi dậy thì, mong muốn chứng tỏ bản thân của trẻ rất quyết liệt. Cha mẹ có thể chiều theo trẻ ở một phần nào đó như ăn mặc theo xu thế chung của các bạn nhưng nếu trẻ quá đà, cha mẹ cần cương quyết nói “không”. Nếu trẻ chơi bời, làm điều gì đó nguy hiểm, cha mẹ cần ngăn chặn ngay.
Các chuyên gia tâm lý cũng khuyên các bậc phụ huynh khi nói chuyện với con tuổi teen cần nhẹ nhàng và thấu hiểu, làm sao để con cái có thể coi bố mẹ như những người bạn lớn tuổi, từ đó con dễ nghe lời bố mẹ hơn.
Không phải chỉ đợi đến khi con tuổi teen cha mẹ mới dạy con biết bảo vệ bản thân. Việc dạy trẻ nên bắt đầu sớm ngay từ khi trẻ có thể nhận thức được sự việc.
Các bậc cha mẹ có thể từng bước dạy trẻ những điều căn bản như vạch ra những giới hạn khi trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh, không ở trong vùng quá gần, khoảng cách một cánh tay với người lạ; dạy trẻ phân biệt được vùng an toàn, vùng không an toàn trên cơ thể; những đụng chạm nào là được phép, những đụng chạm nào không được phép, kể cả với chính cha mẹ, những người thân của mình.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.