Hà Nội, TP Hồ Chí Minh trong top nguy hiểm: Ô nhiễm không khí vượt mức báo động

pv-Thứ ba, ngày 12/11/2024 15:30 GMT+7

VTV.vn - Trong vài năm trở lại đây, chất lượng không khí tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh liên tục ở mức báo động đỏ.

Hai thành phố lớn này thường xuyên góp mặt trong danh sách những thành phố lớn ô nhiễm không khí nghiêm trọng trên thế giới. Theo số liệu từ hệ thống quan trắc không khí, chỉ riêng trong tháng 10 năm 2024, chỉ số chất lượng không khí AQI trung bình hàng ngày tại Hà Nội dao động từ 150 - 200, thuộc nhóm "rất xấu" và "nguy hại". Chỉ số bụi mịn PM2.5 cao gấp hàng chục lần so với tiêu chuẩn về chất lượng không khí hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh trong top nguy hiểm: Ô nhiễm không khí vượt mức báo động - Ảnh 1.

Bụi mịn bao quanh các tòa nhà, tạo cảm giác u ám nặng nề (Nguồn: Internet)

Tại TP Hồ Chí Minh, các mảng bụi mịn lơ lửng trong không khí có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường, tạo cảm giác bầu trời u ám nặng nề. Khí thải từ các khu công nghiệp và giao thông công cộng khiến chất lượng không khí suy giảm nghiêm trọng. Người dân phải đeo khẩu trang khi ra đường, và việc hít thở trong giờ cao điểm trở thành một trải nghiệm mệt mỏi.

Mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thường thay đổi theo mùa. Trong đó ô nhiễm lúc sáng sớm, chiều tối và nửa đêm cao gấp 2 lần so với ban ngày.

Biểu hiện của ô nhiễm không khí và tác hại

Dấu hiệu dễ nhận biết của ô nhiễm không khí là sự xuất hiện của khói bụi, khí thải công nghiệp… tạo ra sương mù đô thị bao quanh các tòa nhà cao tầng, đường phố… và làm giảm tầm nhìn.

Bụi mịn PM2.5 có thể gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, mệt mỏi kéo dài và dễ dàng xâm nhập sâu vào phổi, gây viêm nhiễm đường hô hấp.

Sống trong môi trường ô nhiễm lâu dài còn làm tăng nguy cơ hen suyễn, làm suy giảm hệ miễn dịch và thậm chí là gây ung thư phổi. Ô nhiễm còn tác động nghiêm trọng đến tim mạch và các cơ quan khác, đặc biệt là với người lớn tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai.

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh trong top nguy hiểm: Ô nhiễm không khí vượt mức báo động - Ảnh 2.

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai

Mặc dù ô nhiễm không khí thường vượt quá tầm kiểm soát cá nhân, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bằng cách quan tâm đến chất lượng không khí ngay trong ngôi nhà của mình.

Biện pháp cải thiện chất lượng không khí trong nhà để hạn chế ô nhiễm không khí

Trồng cây xanh là một trong những cách tự nhiên giúp thanh lọc không khí. Các loại cây như trầu bà, lưỡi hổ, dương xỉ và nha đam không chỉ làm đẹp không gian mà còn có khả năng hấp thụ các chất độc hại như formaldehyde, benzen và giải phóng oxy tươi.

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh trong top nguy hiểm: Ô nhiễm không khí vượt mức báo động - Ảnh 3.

Trồng cây xanh hỗ trợ thanh lọc không khí trong nhà

Sử dụng máy lọc không khí cũng góp phần loại bỏ bụi mịn, vi khuẩn và các hợp chất hữu cơ bay hơi, giúp không gian sống trong lành hơn.

Ngoài bụi mịn, không khí trong nhà cũng dễ bị ô nhiễm bởi các vật liệu nội thất mà ít ai ngờ tới, bao gồm đồ nhựa, gỗ ván ép, chất tẩy rửa... Những vật dụng này thường phát thải formaldehyde – một chất hóa học độc hại có khả năng gây ô nhiễm không khí và làm tăng nguy cơ ung thư. Việc hạn chế sử dụng nội thất hoặc các sản phẩm chứa formaldehyde là điều cần thiết để hạn chế ảnh hưởng sức khỏe gia đình.

Để giải quyết các chất độc hại tiềm ẩn trong không khí, một giải pháp hiệu quả đang được nhiều gia đình lựa chọn là lắp trần hoặc vách ngăn thạch cao Yoshino Hi-clean.

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh trong top nguy hiểm: Ô nhiễm không khí vượt mức báo động - Ảnh 4.

Trần thạch cao Yoshino Hi-clean giúp loại bỏ Formaldehyde, thanh lọc không khí trong nhà

Tấm thạch cao thanh lọc không khí Yoshino Hi-clean giúp hấp thụ và phân giải formaldehyde thành nước và chất vô hại. Quá trình này giúp loại bỏ những chất độc vô hình trong không khí và mang lại không gian sống an toàn, đặc biệt là cho trẻ em và phụ nữ.

Hình ảnh hai mẹ con trong căn bếp vốn rất quen thuộc với mỗi gia đình. Thế nhưng đây lại chính là lúc phụ nữ và trẻ em dễ tiếp xúc với khí gas, khói bếp và các chất tẩy rửa trong quá trình nấu nướng. Khiến họ dễ dàng hít phải các chất độc hại và ngấm dần vào cơ thể. Vì lẽ đó, việc cải thiện chất lượng không khí là vô cùng cần thiết để các thành viên trong gia đình có thể sống an toàn và thoải mái trong ngôi nhà thân yêu của mình.

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí cướp đi sinh mạng của 4.2 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Tại Việt Nam, tình hình càng trở nên nghiêm trọng với chỉ số ô nhiễm không khí liên tục ở mức báo động, đặc biệt tại các đô thị lớn.

Những con số này là một hồi chuông cảnh tỉnh, cho thấy chúng ta cần phải có những hành động quyết liệt để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Thông tin liên hệ:

Tp.Hồ Chí Minh Office: Tầng 06, Tòa nhà YOCO Building, 41 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028).3822.3322

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước