Tuy nhiên khi cuộc cạnh tranh trên thương mại điện tử ngày càng gay gắt, nhà bán có nguy cơ chịu cảnh “đi lùi” nếu không thuần thục kĩ năng và công cụ trên môi trường số.
Muôn kiểu khó khăn khi bắt đầu bán trực tuyến
Làm nông truyền thống hàng chục năm, ông Lê Hồng Hải (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) lần đầu tiên bán 30% sản lượng vườn vú sữa của mình trên kênh trực tuyến trong năm nay, khi nhận thấy cách phân phối truyền thống chịu nhiều rủi ro do diễn biến dịch.
Bán chạy hàng lại được giá hơn, nhưng ông Hải chưa thể mở rộng sản lượng bán trực tuyến ngay do gặp rào cản về công nghệ, quản lý quy trình không tốt sẽ dễ bị “vỡ trận”. “Tới đây tôi phải học thêm về kiến thức vi tính, rồi những ứng dụng công nghệ mới theo kịp được thời buổi này”, ông Hải nói về dự định từ năm sau, sẽ bán toàn bộ sản lượng vú sữa thông qua kênh online.
Một thách thức khác với nhà bán là vấn đề quản lý đơn hàng trên đa nền tảng. Bà Phan Bích Tâm, nhà sáng lập thương hiệu nữ trang Kya Jewel chia sẻ: “Với hành vi mua sắm đa kênh online của người tiêu dùng hiện tại, quản trị khách hàng đa nền tảng là thách thức không chỉ của riêng tôi mà còn đội ngũ bán hàng, marketing. Khách hôm nay lên website đặt mua nhưng ngày mai có thể ra Facebook Messenger, instagram hỏi tình trạng đơn hàng.
Bài toán đặt ra là tìm giải pháp quản lý bán hàng nhiều kênh thương mại xã hội - social commerce nào hiệu quả cho người kinh doanh, giúp người nhân viên chốt đơn và livestream dễ dàng quản lý hàng ngàn tin nhắn, bình luận mỗi ngày, giảm tối đa việc bỏ sót khách hàng”.
Quản lý đơn hàng trên đa nền tảng là một trong những khó khăn lớn nhất với nhà bán trực tuyến mới.
Theo nghiên cứu của công ty truyền thông Voice Media: trên môi trường trực tuyến, lúc đầu khách hàng có thể bị thu hút bởi fanpage, instagram, buổi công chiếu livestream, nhưng sau đó có đến 85% khách hàng sẵn sàng bỏ đi nếu họ phải chờ đợi câu trả lời, tư vấn bán hàng. Có thể thấy rằng, việc bán hàng trên online không thể dừng lại ở việc tạo tài khoản, đăng hình sản phẩm, chạy quảng cáo tăng lương tác là sẽ có đơn hàng.
Thách thức của nhà bán lẻ mở rộng ra các bài toán như: Liệu nền tảng công nghệ của tôi có đủ nhanh để thích ứng với mọi hành trình tiêu dùng của những người mua hàng khác nhau không? Làm sao tôi quản lý vận hành linh hoạt cơ cấu nội bộ của mình suốt quá trình quản lý sản phẩm, tồn kho, vận chuyển, đơn hàng, marketing mà không ảnh hưởng trải nghiệm khách hàng trên online? Và cuối cùng, làm cách nào để duy trì toàn bộ trải nghiệm của người tiêu dùng, nhưng vẫn đảm bảo cạnh tranh về giá và duy trì lợi nhuận?
Những thách thức này đòi hỏi doanh nghiệp, nhà bán hàng trên kênh trực tuyến ngoài việc nghiên cứu bổ sung kiến thức, kĩ năng chuyên biệt về bán hàng online, thì biết cách tận dụng các công cụ, giải pháp công nghệ để giúp chuyển đổi lên trực tuyến hiệu quả cũng là hướng đi mới.
Công cụ giải quyết “nỗi đau” của nhà bán trực tuyến
Trước nhu cầu tăng cao của doanh nghiệp, nhà bán mới trên các kênh trực tuyến, thị trường sản phẩm phần mềm dạng dịch vụ (Software-as-a-Service, viết tắt là SaaS) cũng ghi nhận sự tăng trưởng tại Việt Nam.
Theo Haravan – doanh nghiệp chuyên cung cấp giải pháp chuyển đổi số, thương mại điện tử cho hơn 50.000 doanh nghiệp từ quy mô tập đoàn cho đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Quý 1/2021, số người kinh doanh và doanh nghiệp chuyển đổi lên online thông qua giải pháp công nghệ của đơn vị này đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng đơn hàng qua kênh mạng xã hội cũng tăng hơn 70%.
Nhận thấy thời cơ, trong tháng 6/2021, Haravan đã cải tiến sản phầm cũ và ra mắt thị trường nền tảng HaraSocial - giải pháp quản lý bán hàng toàn diện trên Facebook, Instagram và livestream cho nhà bán hàng.
Các sản phẩm phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) dần trở thành công cụ giúp giải quyết "nỗi đau" cho nhà bán hàng trực tuyến.
Ông Huỳnh Lâm Hồ, Đồng sáng lập & CEO Haravan cho biết: “Hành vi nhắn tin để mua hàng trực tiếp thông qua các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Instagram, livestream được giới trẻ Việt Nam ưa chuộng. HaraSocial sẽ cung cấp cho người kinh doanh online, doanh nghiệp một giải pháp bán hàng toàn diện, giúp dễ dàng chuyển đổi các cuộc trò chuyện thành đơn hàng trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam hiện nay, với một trang quản lý duy nhất. Nhà bán hàng sẽ không còn bỏ sót bất kỳ bình luận hay cơ hội bán nào với chatbot chốt đơn tự động hàng loạt trong livestream mà không cần thêm 5-7 nhân viên trực chat như trước. Nếu khách hàng quên chưa chốt đơn trong buổi livestream, trợ lý chatbot sẵn có cũng được thiết lập để nhắc nhở khách hàng theo kịch bản và thời gian đã định trước”.
Cũng theo ông Hồ, hệ thống này còn có thể giải quyết những “mặt trái” của môi trường kinh doanh số khi giúp tự động ẩn bình luận chống “kẻ gian” cướp khách, hoặc ẩn các bình luận phản cảm.
Ông Huỳnh Lâm Hồ - Đồng sáng lập kiêm CEO Haravan.
Các sản phẩm SaaS dành cho những ngành đang chịu tác động mạnh vì đại dịch như ngành ăn uống (F&B) cũng nhận được sự quan tâm lớn từ thị trường. Theo iPOS.vn – đơn vị hỗ trợ nhà bán F&B, việc kinh doanh online của ngành F&B là quan trọng để duy trì hoạt động của doanh nghiệp vì nhu cầu ăn uống của người dân vẫn rất lớn. Kinh doanh qua các nền tảng đặt món là bước đi tốt nếu các thương hiệu cân đối được chi phí giá thành để sau khi trừ đi chiết khấu vẫn còn lợi nhuận. Tuy nhiên khi các nền tảng ngày càng đông đúc thương hiệu, các cửa hàng nên chạy song song, xây thêm một kênh bán hàng riêng để chủ động và dần dần hướng khách hàng về kênh của mình. “Theo tôi tỷ lệ hợp lý của số đơn hàng bán online ngành F&B hiện nay là khoảng 80% trên các bên thứ 3 và 20% trên kênh tự xây” – ông Vũ Thanh Hùng, CEO của iPOS.vn nêu quan điểm.
Trước đó, iPOS.vn giới thiệu ra thị trường bộ công cụ bán hàng trực tuyến toàn diện dành riêng cho ngành F&B tại Việt Nam. Bộ công cụ bao gồm phần mềm quản lý bán hàng FABi giúp cửa hàng kết nối trực tiếp với các nền tảng giao hàng lớn và công cụ iPOS Web Order giúp nhà bán lẻ tự tạo website có công năng bán hàng trực tuyến. Đây là những giải pháp được tích hợp sẵn 2 trong 1, giúp nhà bán lẻ dễ dàng vận hành quán ăn từ khâu quản lý đơn hàng, đặt hàng, giao nhận thống nhất cả online và offline.
Với cú hích chuyển đổi số từ đại dịch Covid-19, theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã đạt quy mô gần 12 tỷ đô la Mỹ trong năm 2020, tương ứng mức tăng trưởng 18% theo năm. Từ đó, các thị trường ngách như sản phẩm SaaS cũng dần phát triển hơn, trở thành một mắt xích không thể thiếu trong thương mại điện tử. Nhờ mắt xích này, các doanh nghiệp, nhà bán hàng sẽ có thêm lựa chọn để thực sự làm chủ việc kinh doanh trên không gian số, chứ không chỉ biết phụ thuộc vào nền tảng của các doanh nghiệp khác.
Tại sự kiện hàng năm lớn nhất của Facebook toàn cầu là F8 2021, giải pháp Harasocial được Facebook App Store lựa chọn trở thành 1 trong 16 đối tác công nghệ đầu tiên trên thế giới trong mảng giải pháp thương mại điện tử, hỗ trợ người kinh doanh online bán hàng hiệu quả trên 4 kênh: Facebook, Messenger, Instagram, livestream. Haravan cũng là một trong các doanh nghiệp cung cấp giải pháp SaaS được Google, Facebook lựa chọn trở thành đối tác hợp tác chiến lược về phát triển giải pháp thương mại điện tử trong nhiều năm liên tục từ 2018 cho đến nay.
Với mong muốn đồng hành cùng người kinh doanh chuyển đổi số nhanh, Haravan hỗ trợ đăng kí ngay giải pháp này với giá ưu đãi chỉ 3 triệu VNĐ cho 6 tháng sử dụng từ ngày 10/6/2021 - 30/6/2021.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!