Cầu TH "Bài ca chiến thắng": Những dấu mốc

Huyền Trang-Thứ ba, ngày 01/11/2011 02:00 GMT+7

Kỉ niệm 70 năm cuộc duyệt binh trên Quảng Trường Đỏ (7/11/1941 - 7/11/2011), cũng như 70 năm bắt đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Đài THVN tổ chức CTH 'Bài ca chiến thắng" tại hai điểm cầu Hà Nội và Matxcơva.

20h: Chương trình được bắt đầu bằng hình ảnh cuộc duyệt binh lịch sử năm 1941. Hình ảnh đưa khán giả trở về những kí ức đầy hào hùng về cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Bài hát “Cuộc chiến tranh thần thánh” vang lên với giai điệu đầy bi tráng, ca ngợi quân dân nga với sự tham gia của những nghệ sĩ Nga.
20h10. Phóng sự tái hiện về tình hình của thế giới trước năm 1941. Sau khi chiếm hầu hết châu Âu, ngày 22-6-1941, phát xít Đức với lực lượng vũ trang hùng hậu bao gồm bộ binh, thiết giáp, không quân bất ngờ tấn công Liên Xô, vi phạm những hiệp định đã ký kết trước đó giữa hai nước và chiến tranh vệ quốc bắt đầu. Các thanh niên Nga lên đường ra trận với tinh thần quyết chiến đấu tranh giành độc lập.
Dàn hợp xướng Sol Art với ca khúc Kachiusa thần thánh (Ảnh: Đỗ Đức)
20h14. Các ca khúc quen thuộc về tinh thần chiến đấu, tình yêu đất nước lần lượt được vang lên là “Thời thanh niên sôi nổi”, “Cachiusa” và “Chiếc khăn tay màu xanh”.
20h30. Phóng sự về cuộc chiến tranh năm 1941qua lời kể của ông Philatop - một cựu chiến binh đã từng tham gia bảo vệ Matxcova: “Quân Đức không một lời tuyên chiến, ngay trong ngày đầu tiên 21/6/1941 đã phá hủy hàng nghìn máy bay của Nga đang ở dưới mặt đất khiến nước Nga phải bắt đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc của mình”.
Năm 1941 là năm khốc liệt của cuộc chiến tranh Vệ quốc và trong cuộc chiến đấu bảo vệ Matxcova ấy có 11 người lính tình nguyện Việt Nam nhưng chỉ có 5 người trong số đó được xác định danh tính. Ông Lý Phú San là một trong 5 người lính tình nguyện đó và ông đã nằm lại vĩnh viễn trên mảnh đất của nước Nga. Con gái ông luôn lưu giữ kỉ vật là những tấm huy chương của người cha như một niềm tự hào. Hình ảnh người cha không chỉ còn đọng lại trong tâm trí của cô con gái mà tên của ông còn dược nhiều người biết đến, thế nhưng cũng có những chiến sĩ đã ngã xuống và người ta chỉ biết đến họ với 1 cái tên là “chiến sĩ vô danh”
Ca khúc “Giờ này anh ở đâu” được vang lên tại đầu cầu Hà Nội như một lời thổn thức.
20h45. Phóng sự về trận Xta-lin-grat (1942) đã tái hiện lại những năm tháng bom đạn khốc liệt nhưng không thê vùi dập ý chí chiến đấu kiên cương của những chiến sĩ Hồng quân.Trận Xta-lin-grat đã đập tan âm mưu của quân đội phát xít Đức hòng tiến tới sông Vôn-ga, chiếm các đầu mối giao thông nối liền trung tâm nước Nga với vùng Cáp-ca-dơ.
Một cựu chiến binh nói về trận Xta-lin-grat: “Năm 1942, khoảng 1h30 chiều bắt đầu bằng một cuộc nã pháo vào nhà máy của chúng tôi. Tôi đã ra lệnh cho tướng Visenco- Giám đốc trung tâm nghiên cứu tập trung toàn bộ nhân lực tử thủ phía Bắc thành phố. Tất cả chúng tôi trong bộ tham mưu đã rất lo lắng. Chúng tôi hiểu rằng số phận thành phố Leningrat rất có thể sẽ quyết định cả tình thế của năm 1942”.
Sau phóng sự là ca khúc ‘Những con đường”. Đó là những con đường với tuyết, gió, cuồng phong …con đường cứ thế trải dài nhắc chúng ta không bao giờ quên.
20h57. Điểm lại lịch sử của sự kiện năm 1943 với trận vòng cung lửa quốc xơ kéo dài gần 2 tháng hết sức căng thẳng và ác liệt đc mệnh danh là trận đánh xe tăng lớn nhất với những trận bão lửa khiến quân Đức khiếp sợ.
Loại xe tăng T34 đã gây nên nỗi sợ xe tăng cho quân đức và với thất bại tại mặt trận này khí thế của quân Đức bắt đầu sup đổ, lần đầu tiên bọn phát xít Đức đã nhận ra một sự thật rằng chúng cũng có thể bị đánh bại.
21h03. Tại đầu cầu HN là cuộc trò chuyện thân mật với Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng, một trong nhưng vị tướng trong quân đội Việt Nam, người được may mắn học tập trên đất nước Nga với sự chỉ bảo dạy dỗ của những thầy cô người Nga. Những tình cảm thân thiết gắn bó của những con người tuy khác nhau về màu da, tiếng nói nhưng có cùng một khát vọng độc lập cho tổ quốc thân yêu của mình. Những tình cảm được sinh ra trong những ngày mất mát đau thương có cả máu va nước mắt của cả 2 dân tộc.
Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng cũng chia sẽ về những sự giúp đỡ của người bạn Nga cho Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Đó là những chuyến hàng viện trợ, những thiết bị quân sự mà chúng ta còn đang quá thiếu thốn. Trong số nổi bật là T54 là một trong những thế hệ xe tăng được cải tiến của T34 với 4 ghế ngồi, gọn nhẹ và hỏa lực mạnh hơn. Những chiếc xe tăng ấy cũng đã làm nên lịch sử vĩ đại của dân tộc và ngày nay chúng ta vẫn có thể hồi tưởng lại những ngày tháng hào hùng đó qua bài hát “5 anh em trên một chiếc xe tăng’’ - bài hát Việt Nam duy nhất trong chương trình. Và thật thú vị là nó cũng mang những nét tương đồng với ca khúc “3 người lính xe tăng’’của đất nước Nga. Đó là sự dũng cảm lạc quan yêu đời của những người lính xe tăng.
Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng và cuộc trò chuyện về những kỷ niệm ở nước Nga Xô viết (Ảnh: Đỗ Đức)
Một cựu chiến bình hồi tưởng lại: “Trước mắt tôi là 50 hoặc 60 chiếc xe tăng còn tôi đang ở dưới giao thông hào. Đúng rồi! xe tăng Đức, quân Đức đang tấn công. Phía sau chúng tôi cách khoảng 400 đến 500m là pháo của ta đang nã vào quân Đức. Trong khi đó, trên bầu trời máy bay Đức ném bom. Tất cả các loại súng đạn đều phát hỏa, tiếng nổ inh tai nhức óc và quân Đức cứ lừ lừ tiến tới. Chúng tôi ở dưới chiến hào và chỉ có mấy khẩu súng tiểu liên. Khi quân Đức tiến lại gần chúng tôi bắt đầu dùng tiểu liên của mình để chống lại bọn chúng".
21h34. Hình ảnh về cuốn nhật kí của cô bé 11 tuổi Tanya kể về sự ra đi của từng người trong gia đình đã lột trần bộ mặt tàn ác của cuốc chiến tranh phát xít Đức gây ra. Leningrat, cái nôi của cách mạng đã bị cô lập 900 ngày đêm bởi những chiếc máy bay ném bom và các thứ vũ khí nguy hiểm của phát xít Đức. Tất cả những gì bọn chúng mong muốn là Leningrat phải bị hủy diệt. Những con đường cuối cùng dẫn vào thành phố đã bị cắt đứt.
Có rất nhiều người đã mất gia đình vì bom đạn, nạn đói và cái rét năm 1943 nhưng tất cả những điều đó cũng không làm lùi bước quân dân Nga.
Bà Likhovibova, một nhân chứng từng là người dân Leningrat trong những ngày bị phong tỏa cho biết: “18 người trong gia đình tôi đã chết hết ở Leningrat này, chỉ mình tôi sống sót. Sau đó tôi lại sống tại Leningrat suốt 900 ngày… Các chiến sĩ Hồng quân tìm thấy tôi khi tôi nằm thoi thóp trong rừng, gần như là đã chết rồi… Việc tôi sống sót là một điều kì diệu đến khó tin”.
Năm 1944 Hồng quân đã giải phóng được Leningrat sau 900 ngày bị phong tỏa. Bằng ý chí sắt đá, sự đồng lòng của toàn dân tộc, Leningrat đã được hồi sinh.
21h40. Bài hát ‘Đừng khóc cô bé ơi!” vang lên như một lời tâm tình của người lính đầy lạc quan khuyên người yêu đừng khóc dù biết rằng có thể ngày mai mình sẽ hi sinh. Và linh hồn của anh sẽ hóa thành những con sếu vút bay trên bầu trời đất nước Nga.
21h53. Phóng sự tiếp theo giới thiệu một chúng tích lịch sử pháo đài cổ Slisenburg cách Leningrat 30km, dường như đã rơi vào sự lãng quên của nhiều người nhưng vào những ngày tháng chiến đấu ác liệt, pháo đài cổ này đã chiếm vị trí chiến lược phong thủ Slisenburg, nơi ghi dấu nhưng lời thề của các chiến sĩ Hồng quân.
21h58. Tại đầu cầu Hà Nội, người dẫn chương trình Lại Văn Sâm có cuộc trao đổi với dịchgiả Thuý Toàn, người đã có nửa thế kỷ gắn bó với tiếng Nga, với văn học Nga, chuyên gia hàng đầu về văn học Nga ở Việt Nam về thận phận con người trong chiến tranh, tính cách người Nga, tính cách người Việt. Trong khi đó, tại đầu cầu Nga người dẫn chương trình Kolotov cũng đã chia sẻ về sự tương đồng giữa 2 cuộc chiến: 82 ngày đêm Thành cổ Quảng Trị và sự khốc liệt trong trận chiến bảo vệ Leningrat; con sông Thạch Hãn và con sông Vonga …
Sau những thời gian chiến đấu đầy ác liệt chỉ còn trận đánh cuối cùng là đến ngày chiến thắng 9/5/1944. Cựu chiến binh V.N Babnov đã có những chia sẻ về ngày tiếp tục đi chiến đấu giải phóng các nước sau ngày chiến thắng. “Tôi tham gia chiến tranh với tuổi của một cụ già. Tôi tham gia chiến tranh năm 1943 đến tháng 5/1945. Chiến tranh đối với tôi giống như một con đường máu lửa”, ông nói.
Tham gia những cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, những người lính Hồng quân không chỉ giải phóng quê hương mình mà rất nhiều trong số họ còn tham gia nhiệm vụ quốc tế cao cả, giải phóng một loạt các nước khác khỏi tay phát xít, những hồi ức này sẽ còn tho họ suốt cuộc đời.
Những chiến công cũng như sự hi sinh của những thế hệ đi trước trong cuộc chiến đấu Vệ quốc vĩ đại mãi là niềm tự hào trong lòng thế hệ trẻ. Anh D.Zinoviov, một thanh niên Nga của thế hệ hôm nay chia sẻ: “Chúng ta không bao giờ được quên lịch sử đất nước, nơi mà mình được sinh ra và lớn lên. Người dân cần biết lịch sử nước mình. Số cựu chiến binh ngày càng ít đi, càng ngày chúng ta cần tôn vinh và dành cho họ nhiều thời gian hơn. Bởi vì chỉ có họ chúng ta mới có thể biết được những gì đã trải qua và khi ta đã hiểu được điều ấy sẽ không cho phép nó xảy ra trong tương lai”.
22h35. Chương trình kết thúc bằng ca khúc Ngày chiến thắng.
Mời Quý vị xem lại chương trình "Bài ca chiến thắng" tại địa chỉ http://www.media.vtv.vn.
Tin bài liên quan:

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước