Sự khác biệt của “Làng ma – 10 năm sau” so với “Ma làng”

TH-Thứ ba, ngày 11/03/2014 14:21 GMT+7

Vẫn là tuyến nhân vật cũ, vẫn là ê kíp về đạo diễn, diễn viên, quay phim… nhưng câu chuyện của Làng ma - 10 năm sau có nhiều điểm khác biệt so với Ma làng của 7 năm về trước.

Câu chuyện được kể trong Ma làng đơn giản, ngắn gọn hơn, tập trung phản ánh vấn đề cơ chế bao cấp lạc hậu cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và sự suy thoái đạo đức, tàn độc của tầng lớp cán bộ địa phương tham nhũng lợi ích tập thể và các thủ đoạn loại bỏ những thành phần cán bộ, dân thường ngay thẳng, tích cực để tập trung quyền lực, lợi ích cho cá nhân và dòng họ của mình…

‘ Một cảnh trong phim Ma làng

Làng ma – 10 năm sau bao quát những vấn đề rộng lớn hơn của nông thôn, nông dân trong thời kỳ đổi mới và phát triển xã hội theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Đi sâu phân tích đời sống tâm lý xã hội của nông thôn với khát vọng làm giàu nhanh, làm giàu bằng mọi giá trong khi còn thiếu các điều kiện tri thức, cơ sở vật chất, trình độ nghề nghiệp… cần thiết.

Cách nhìn nhận sai lệch ấy đã dẫn đến những bi kịch trong từng cá nhân, từng gia đình, tạo ra tình trạng mất ổn định xã hội và sự phá hủy nền tảng văn hóa, đạo đức đã được xây dựng và gìn giữ từ nhiều đời nay của nông thôn Việt Nam.

‘ Cảnh trong phim Làng ma- 10 năm sau

Làng ma – 10 năm sau không chỉ đưa ra những mảng tối trong quá trình phát triển nông thôn, cũng không bế tắc trong cách giải quyết những vấn đề về kinh tế, xã hội, con người của khu vực này mà đã đưa ra hình mẫu mang tính xu hướng cho sự phát triển nông thôn bằng cách tạo ra sự so sánh giữa việc tổ chức các cơ sở sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủ công nghiệp theo hình thức doanh nghiệp do người dân địa phương tự làm với việc đầu tư phát triển tràn lan các khu công nghiệp, dịch vụ mà không có sự chuẩn bị, không quan tâm tới lợi ích lâu dài của người lao động…

‘ Một số diễn viên mới tham gia trong Làng ma- 10 năm sau

Câu chuyện trong phim “Ma Làng” (sản xuất và phát sóng năm 2007) kể về một làng quê vùng “bán sơn địa” với những nhân vật như Tòng, Tâm, Tĩnh, Nghiệp, Mưa, Ló, Dỏ, Ất… trong hoàn cảnh nông thôn Việt Nam đang ở cuối thời bao cấp.

Phim mới dừng lại ở giai đoạn những người nông dân tự phát “khoán chui” ruộng đất, giúp Đảng, Nhà nước nhận thức được sức mạnh, quy luật phát triển xã hội, thực hiện chủ trương đổi mới, ban hành chính sách “khoán ruộng đất cho từng hộ nông dân” (thường gọi là khoán 10) tạo ra đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mang lại hiệu quả thực sự cho người lao động, làm thay đổi tích cực cho nền kinh tế - xã hội của đất nước.

‘ Đạo diễn, NSUT Nguyễn Hữu Phần và một số diễn viên trong Làng ma 10 năm sau

Theo chia sẻ của một thành viên trong ê kíp sản xuất: Để tránh quan niệm của khán giả đối với những bộ phim “ăn theo” những phim thành công thường làm tiếp phần hai, phần ba mà kết quả là các phần sau (các phần “ăn theo”) không hay bằng phần trước, làm thất vọng người xem, ê-kíp sản xuất không định làm phim “Ma làng II”, cũng như không muốn đặt tên phim như vậy.

Vì thực chất dự định sản xuất một bộ phim mới, có câu chuyện khác với “Ma làng” phản ánh những vấn đề của nông thôn, nông dân hơn 10 năm sau đó – một nông thôn đã có một quãng thời gian tương đối dài, tương đối ổn định trong thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

“Làng ma – 10 năm sau” cũng có số lượng nhân vật rất đông đảo với nhiều thành phần xã hội khác nhau từ người nông dân hiền lành, chân thật, yêu lao động, đến thanh niên nông thôn thoái hóa; Từ các chủ doanh nghiệp địa phương, đến những người nông dân đang tập sự làm việc theo nếp sống công nghiệp, Từ những kẻ “buôn quan” đến các “nhà đầu tư” chạy theo lợi nhuận.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước