Theo CNBC, có 3 rủi ro chính đang hiện hữu đối với nền kinh tế thế giới:
Kinh tế Mỹ suy giảm
"Khi Mỹ hắt hơi, cả thế giới cảm lạnh", theo CNBC, sau cuộc "đại tu" thuế trị giá 1.500 tỷ USD của Tổng thống Donald Trump, nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu có dấu hiệu "hắt hơi".
Trong quý II vừa qua, đầu tư giảm 1%, niềm tin tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng, sản xuất giảm xuống mức thấp nhất trong 128 tháng FED nhiều khả năng phải hạ lãi suất lần thứ ba trong năm sau cuộc họp chính sách cuối tháng 10 này.
"Bom nợ" Trung Quốc phình to
Theo Viện Tài chính Quốc tế, tính đến quý I, tổng số nợ của các doanh nghiệp, hộ gia đình và chính phủ ở Trung Quốc tăng vọt lên đến 303% GDP từ mức 297%, tương đương tới 40.000 tỷ USD. Con số này chiếm 15% tổng nợ toàn cầu nhiều hơn cả Mỹ và Nhật.
Quả bom nợ còn có thể phình to hơn khi các chuyên gia phân tích tại Moody's dự đoán, Bắc Kinh có thể sẽ nới lỏng việc kiểm soát hoạt động ngân hàng ngầm trong những tháng tới, khi không thể mở rộng các gói kích thích tín dụng trước tác động của cuộc chiến thương mại.
Biểu tình tại Hong Kong (Trung Quốc)
Các cuộc biểu tình kéo dài tại Hong Kong (Trung Quốc) đang gây ra những rủi ro lớn đối với một trong những trung tâm tài chính và thương mại quan trọng của khu vực và thế giới. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ước tính khoảng 500 tỷ USD giao dịch ngoại hối được thực hiện tại Hong Kong trong năm ngoái.
Trung tâm tài chính này cũng là cửa ngõ ra - vào nền kinh tế Trung Quốc với hàng loạt ngân hàng hút vốn từ các nhà đầu tư quốc tế. Do đó, biểu tình có thể làm gián đoạn đầu tư và thương mại, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn thế giới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!