30 - 40% doanh nghiệp thủy sản phía Nam hoạt động được "3 tại chỗ"

VTV Digital-Thứ ba, ngày 07/09/2021 11:28 GMT+7

Công nhân làm việc tại một nhà máy chế biến tôm. (Ảnh: Báo Đầu tư)

VTV.vn - Theo khảo sát của VASEP tính tới cuối tháng 8, có khoảng 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam hoạt động theo mô hình sản xuất "3 tại chỗ".

Số doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện "3 tại chỗ" đã phải ngừng sản xuất cũng chiếm khoảng 30 - 40%. 20% doanh nghiệp còn lại tạm dừng sản xuất, tổ chức lại nhà máy để có thể đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện "3 tại chỗ".

Với những nhà máy thực hiện được phương án "3 tại chỗ" cũng chỉ có thể huy động được tối đa một nửa số lao động. Cũng theo VASEP, đến nay chỉ có 30 - 40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội.

Việc phục hồi sản xuất của doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nguyên nhân như: Chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị dứt gãy, hoặc khó khăn trong vận chuyển; doanh nghiệp bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng.

Đặc biệt là khó khăn trong quy tụ lại lực lượng lao động như ban đầu do công nhân chưa được tiêm vaccine nên chưa thể đến cơ sở sản xuất, đã về quê, cách ly, hay đang điều trị COVID-19...

Ngoài ra, nhiều tỉnh thành đang thực hiện nguyên tắc Chỉ thị 16 cùng với việc chỉ tập trung vào mục tiêu chống dịch, do đó khả năng hồi phục sản xuất rất khó, nếu việc tiếp tục giãn cách đến giữa tháng 9/2021 thì nguy đứt chuỗi là rất cao và khả năng khó hồi phục lại sản xuất như bình thường.

Do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội, các nhà cung cấp giảm công suất hoạt động hoặc thực hiện "3 tại chỗ", hạn chế đi lại, chậm vận chuyển giao nhận hàng hóa - nguyên vật liệu cho chế biến và xuất nhập khẩu, do đó nguồn nguyên vật liệu chỉ tạm thời đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất trong thời gian ngắn, nếu kéo dài giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16 thì chuỗi cung ứng sẽ bị đứt gãy và doanh nghiệp phải ngừng hoạt động do không đủ nguyên vật liệu cho sản xuất.

Chi phí logistics tăng vọt, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nguy cơ lỗ Chi phí logistics tăng vọt, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nguy cơ lỗ

VTV.vn - Giá cước vận tải tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó, vì chi phí phát sinh lớn, có DN lợi nhuận giảm gần 40%.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước