Ngày 10/5, một hội nghị tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. Tại hội thảo, một con rất đáng suy ngẫm đó là mặc dù cả nước hiện đã cấp đến 708 mã số vùng trồng sầu riêng, nhưng hơn một nửa trong đó lại không được cơ quan quản lý giám sát.
Có nghĩa dù người trồng đã bắt đầu có ý thức đối với các quy định quốc tế, nhưng khâu thực thi thì vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều lý do khác nhau như địa phương chưa chủ động trong việc kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói hay nếu có thì việc thực hiện vẫn còn lỏng lẻo, hình thức. Đây có lẽ cũng là lời giải thích cho việc vì sao có nhiều lô hàng sầu riêng của Việt Nam lại bị cảnh báo về an toàn thực phẩm.
Cách đây chỉ một tháng, 30 lô hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc đã bị cảnh báo vì chứa hàm lượng kim loại nặng vượt ngưỡng. Để xuất khẩu sầu riêng bền vững, có thể tham khảo kinh nghiệm của một số nước.
Thái Lan là đối thủ của Việt Nam đối với mặt hàng sầu riêng. Việt Nam hiện đã vượt lên họ để vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu vào Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm nay. Nhưng có một số kinh nghiệm của Thái Lan có thể tham khảo như nước này có bộ tiêu chuẩn chất lượng về độ khô, quy định thời gian thu hoạch của từng vùng trồng. Ngoài ra, không chỉ kiểm tra sâu bệnh, cơ quan chức năng còn kiểm tra cả độ chín của trái sầu.
Trong khi, Việt Nam mới chỉ kiểm soát được sâu bệnh, dịch bệnh trên trái sầu, mà "bỏ ngỏ" vấn đề về chất lượng như độ chín, độ khô, trái ngon hay dở, già hay non. Chất lượng sầu phụ thuộc hoàn toàn vào nhà vườn và thương lái.
Do đó, để Việt Nam một nhà xuất khẩu uy tín, cần nâng cao hơn nữa các tiêu chí về chất lượng sản phẩm; quản lý tốt vùng trồng, cơ sở đóng gói; hạn chế tối đa các trường hợp vi phạm về kiểm dịch thực vật, thậm chí cả việc thu hái cả sầu riêng xanh để xuất khẩu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!