Ấn Độ lấp lửng về việc tham gia RCEP

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 10/03/2020 06:37 GMT+7

VTV.vn - Lo ngại lớn nhất của New Dehli hiện nay là việc cộng gộp quy tắc xuất xứ hàng hóa trong RCEP sẽ khiến thương mại của nước này càng thêm thâm hụt sâu.

Tại phiên họp kín của Ủy ban Đàm phán thương mại RCEP của ASEAN diễn ra ngày 9/3 tại Đà Nẵng, Trưởng đoàn đàm phán của các nước thành viên ASEAN đã thống nhất chung đó là mong muốn ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) ngay trong năm nay - năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam. Hiện, Ấn Độ - 1 trong 16 thành viên tham gia đàm phán - chưa thể hiện quan điểm chính thức về việc có tiếp tục tham gia RCEP nữa hay không.

Sau phiên họp kín, thông tin báo chí tiếp cận là không nhiều, chỉ biết rằng kể từ sau Hội nghị cấp cao lần thứ 3 về RCEP diễn ra tháng 11/2019 đến nay, phía Ấn Độ chưa có văn bản chính thức nào về việc liệu nước này có rút khỏi hiệp định hay không.

Lo ngại lớn nhất của New Dehli hiện nay là việc cộng gộp quy tắc xuất xứ hàng hoá trong RCEP sẽ khiến thương mại của nước này càng thêm thâm hụt sâu hơn với 15 thành viên còn lại, đặc biệt là với Trung Quốc.

Song theo quan điểm của Chủ tịch Uỷ ban Đàm phán thương mại RCEP của ASEAN - ông Iman Pambagyo, New Dehli cũng nên có những tính toán dài hơi hơn khi độ phủ tiếp cận thị trường của RCEP sẽ là lớn nhất thế giới hiện nay.

Ông Iman Pambagyo - Chủ tịch Ủy ban đàm phán RCEP của ASEAN - nói: "Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng, tăng cường quan hệ với ASEAN đang là trọng tâm trong chính sách "hướng Đông" hiện nay của Ấn Độ. Họ không nên bỏ lỡ một sân chơi như RCEP. New Dehli cũng chưa phải là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) - khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định nhất lúc này. Ấn Độ nên cân nhắc kỹ".

Do vậy quan điểm chung của ASEAN vẫn được duy trì đó là nếu RCEP được ký kết với đầy đủ 16 nước sẽ mang lại lợi ích đầy đủ về kinh tế thương mại cho tất cả các thành viên. Ước tính khi thực thi, Hiệp định RCEP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, với quy mô khoảng 3,5 tỷ người tiêu dùng; GDP xấp xỉ 49 nghìn tỷ USD, chiếm 39% GDP toàn cầu.

Trong một thế giới căng thẳng thương mại, chủ nghĩa bảo hộ leo thang, bất ổn ở nhiều nơi, việc đàm phán và ký kết thành công Hiệp định RCEP được cho sẽ mang đến một ngọn hải đăng hy vọng. Điều này cho thấy các quốc gia ở trong khu vực phát triển nhanh nhất, năng động nhất của thế giới vẫn luôn cam kết hợp tác và cởi mở. Riêng với Việt Nam, cùng với CPTPP và EVFTA, Hiệp định RCEP sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

ASEAN thống nhất nội dung đàm phán RCEP ASEAN thống nhất nội dung đàm phán RCEP Kết thúc đàm phán RCEP không có Ấn Độ Kết thúc đàm phán RCEP không có Ấn Độ Ấn Độ quyết định không tham gia Hiệp định RCEP Ấn Độ quyết định không tham gia Hiệp định RCEP

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước