Áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ: Tạo môi trường cạnh tranh công bằng

Đình Trung (Ban Thời sự)-Thứ năm, ngày 18/09/2014 16:00 GMT+7

Ảnh minh họa

Sáng 18/9, hội hảo “Kết quả và bài học kinh nghiệm nhìn từ vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên tại Việt Nam” đã được tổ chức tại Hà Nội.

Hội thảo do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương tổ chức, sau khi Bộ Công Thương ra quyết định về việc áp thuế chống bán phá giá mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu đến từ 4 quốc gia và vùng lãnh thổ là: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan. Quyết định này sẽ được thực thi ra sao và liệu các nhà nhập khẩu, những nhà sản xuất thép không gỉ có chịu ảnh hưởng bất lợi từ quyết định này hay không... là những vấn đề được quan tâm tại hội thảo.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, việc ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá mới chỉ là một phần của chặng đường, phần tiếp theo khó khăn hơn là thực thi như thế nào. Bởi trên thực tế, mặt hàng thép không gỉ có rất nhiều chủng loại, trong khi đó chỉ có 9 chủng loại là đối tượng chịu tác động của việc áp thuế. Điều này sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp nhập khẩu trong việc xác định, kiểm tra xem mặt hàng được nhập vào có thuộc diện điều chỉnh thuế hay không.

Việc áp thuế chống bán phá giá một mặt sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp sản xuất trong nước như hạn chế khả năng hàng nhập khẩu chiếm lĩnh thị trường và tạo môi trường cạnh tranh công bằng để ngành sản xuất trong nước có cơ hội phát triển, nhưng mặt khác sẽ tác động bất lợi đến nhà nhập khẩu thép không gỉ, hoặc những nhà sản xuất sử dụng thép không gỉ là nguyên liệu đầu vào.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, vụ kiện này chỉ thực sự tốt cho ngành thép trong nước với điều kiện là các nhà sản xuất trong nước không lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình để đưa ra mức giá cao, ảnh hưởng đến các nhà sản xuất sử dụng thép không gỉ làm nguyên liệu, cũng như người tiêu dùng.

Đại diện Bộ Công Thương cũng lưu ý, mặc dù việc áp thuế sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm (kể từ ngày 5/10 tới) nhưng sau một năm, nếu các doanh nghiệp nhập khẩu nhận thấy không còn dấu hiệu bán phá giá vào Việt Nam thì có thể kiến nghị với cơ quan chức năng để rà soát lại các mức thuế này.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước