Bất động sản công nghiệp Việt Nam: Cần “dọn tổ” để đón... “đại bàng”

Minh Hằng-Thứ bảy, ngày 20/06/2020 06:47 GMT+7

VTV.vn - BĐS công nghiệp Việt Nam đang đứng trước "thời cơ vàng” trong vận hội mới. Tuy nhiên, để có thể "dọn tổ đón đại bàng" cần có sự thay đổi mạnh về chất hơn là số lượng.

Trong đợt giãn cách xã hội vì dịch COVID-19 vừa qua, nhiều loại hình bất động sản đã phải kích hoạt trạng thái "ngủ đông", ngừng hoạt động. Tuy nhiên, bất động sản công nghiệp lại như một "ngôi sao đang lên", khi tiếp tục tăng về cả giá thuê và công suất hoạt động. Năm 2020 này, tiếp tục được đánh giá là mốc bùng nổ phát triển bất động sản công nghiệp, khi hàng loạt "ông lớn" như Panasonic, Apple, đang ngấp nghé chuyển nhà máy tới Việt Nam.

Tuy nhiên, tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam mới được tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, vẫn có nhiều nút thắt cần tháo gỡ với loại hình này.

Bất động sản công nghiệp Việt Nam: Cần “dọn tổ” để đón... “đại bàng” - Ảnh 1.

Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang đứng trước "thời cơ vàng” (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN)

Thủ tục pháp lý - rào cản lớn với bất động sản công nghiệp

Các doanh nghiệp và chuyên gia đều cho rằng, vướng mắc lớn nhất đối với bất động sản công nghiệp hiện nay là thủ tục lập dự án kéo dài. Một dự án trên 200 ha phải mất 3 lần xin ý kiến lòng vòng của 7 - 8 Bộ, ngành liên quan. Như vậy, phải mất khoảng 1-3 năm, dự án mới xong thủ tục pháp lý đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, đang có sự thiếu đồng nhất giữa một số chính sách của địa phương và các Bộ, ngành.

Bất động sản công nghiệp được đánh giá cao bởi Việt Nam vừa ký được nhiều các hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA. Theo một số đơn vị tư vấn, họ đang nhận được rất nhiều yêu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài trong việc tìm kiếm địa điểm để đầu tư làm khu công nghiệp. Tuy nhiên, rất khó tìm được địa điểm quỹ đất đủ rộng, thuận tiện về giao thông để triển khai. Mặc khác, thủ tục pháp lý lòng vòng, kéo dài cũng khiến nhiều nhà đầu tư chùn chân.

Bất động sản công nghiệp Việt Nam: Cần “dọn tổ” để đón... “đại bàng” - Ảnh 2.

Vấn đề thủ tục pháp lý được xem là rào cản lớn với bất động sản công nghiệp. Ảnh minh họa/Nguồn: Báo Đầu tư

Giải pháp phát triển đồng bộ bất động sản công nghiệp

Khác với nhà ở, hay văn phòng cho thuê, nguồn thu của bất động sản khu công nghiệp lại rất ổn định. Thông thường, chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng cho thuê đất và nhân tiền thuê một lần với các công ty lên tới 50 năm. Sau đó, chủ đầu tư lại tiếp tục thu phí dịch vụ, vận hành từ các doanh nghiệp đi thuê. Đây chính là lý do khiến nhiều ý kiến cho rằng bất động sản khu công nghiệp chính là "con gà đẻ trứng vàng" cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nếu chỉ đơn thuần là san lấp mặt bằng và chờ nhà đầu tư nước ngoài tới, bất động sản công nghiệp sẽ mất đi tính hấp dẫn. Dưới đây là một số ý kiến của các nhà đầu tư.

Bất động sản công nghiệp Việt Nam: Cần “dọn tổ” để đón... “đại bàng”

Như vậy, có thể thấy vấn đề phát triển đồng bộ hệ thống nhà ở, các dịch vụ đi kèm phục vụ cho các chuyên gia, người lao động đang là một điểm yếu là cũng là một giải pháp để các khu công nghiệp trở nên hấp dẫn hơn. 

Tại diễn đàn sáng 19/6, một só ý kiến cho rằng, bên cạnh việc phát triển các khu nhà ở công nhân do Nhà nước quy hoạch, xây dựng, các doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển nhà ở cho các chuyên gia, hoặc công nhân theo mô hình cho thuê, tương tự như các căn hộ khách sạn condotel du lịch hiện nay. Theo Bộ Xây dựng, hiện nay, nhà ở công nhân mới hoàn thành được 28% so với nhu cầu thực tế.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước