Bộ LĐTB&XH giữ quan điểm đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

VTV Digital-Thứ sáu, ngày 10/06/2022 08:41 GMT+7

Theo Bộ LĐTB&XH, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7 là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

VTV.vn - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) vừa có tờ trình gửi Chính phủ dự thảo nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người làm việc theo hợp đồng.

Theo đó, Bộ vẫn giữ nguyên đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7, dù trước đó có nhiều ý kiến của doanh nghiệp đề xuất tăng lương tối thiểu từ đầu năm sau.

Theo tờ trình của Bộ LĐTB&XH, từ 1/7 tới, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh lên bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 - 260.0000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Bộ LĐTB&XH đề xuất các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng. Cụ thể, vùng I là 4.680.000 đồng/tháng, vùng II là 4.160.000 đồng/tháng, vùng III là 3.640.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.

Ngoài lương tối thiểu vùng theo tháng, Bộ LĐTB&XH còn đề xuất lương tối thiểu giờ. Cụ thể, vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 1 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ, vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.

Bộ LĐTB&XH cho rằng, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm trên là rất cần thiết, bởi thông thường, lương tối thiểu vùng được xem xét, điều chỉnh sau một năm thực hiện. Tuy nhiên, do từ đầu năm 2020 dịch COVID-19, nên Chính phủ đã duy trì mức lương tối thiểu vùng năm 2019.

Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng này không còn bảo đảm được mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ theo quy định của Bộ luật Lao động.

Trước ý kiến khác nhau về mức lương tối thiểu giờ, Bộ LLĐTB&XH cho biết có ý kiến cho rằng cần xem xét lại phương pháp xác định lương tối thiểu giờ dựa trên quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn. Mục đích là để bảo vệ được quyền lợi của nhóm lao động làm những công việc linh hoạt, bán thời gian.

Tuy nhiên, theo Bộ LĐTB&XH, tại Việt Nam, pháp luật lao động không quy định phân biệt chế độ giữa người lao động làm việc trọn thời gian (áp dụng lương tối thiểu tháng) và người lao động làm việc không trọn thời gian (áp dụng lương tối thiểu giờ), do đó không có căn cứ để tính hệ số bổ sung cộng thêm vào mức lương tối thiểu giờ.

Bên cạnh đó, Bộ LĐTB&XH cho rằng nếu tính thêm hệ số bổ sung để có mức lương tối thiểu giờ cao hơn thì người lao động sẽ chuyển từ hưởng lương tháng, làm việc trọn thời gian, ổn định sang hưởng lương giờ. Việc này tạo ra sự xáo trộn lớn về quan hệ lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và có thể ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Từ thực tế này, theo Bộ LĐTB&XH, các chuyên gia Tổng chức Lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị Việt Nam chọn phương pháp quy đổi tương đương lương tháng, nhất là trong lần đầu triển khai quy định về mức lương tối thiểu giờ để tránh xáo trộn, sau đó tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.

Lương tối thiểu vùng sẽ tăng bao nhiêu kể từ 1/7/2022? Lương tối thiểu vùng sẽ tăng bao nhiêu kể từ 1/7/2022?

VTV.vn - Sẽ có lương tối thiểu theo giờ; thay đổi địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng ở nhiều địa phương là những điểm mới về lương tối thiểu dự kiến áp dụng từ ngày 1/7/2022.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước