Thị trường bưởi da xanh xuất khẩu sang châu Âu bắt đầu được xây dựng từ năm 2004, mãi đến năm 2007 mới tìm được đối tác bên Đức và xuất khẩu container đầu tiên, dần dần, thị trường được mở rộng sang các nước khác. Riêng ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long có gần 25 cơ sở chuyên thu mua, cung cấp bưởi Năm Roi cho các chợ đầu mối, siêu thị trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong năm 2017, nước ta xuất khẩu hơn 10.000 tấn bưởi, tăng gấp hai lần so với năm 2016. Xuất khẩu bưởi cũng ghi nhận bước tiến vượt bậc khi loại trái cây đặc sản này có mặt ở hầu hết thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Canada và các nước Trung Đông, Saudi Arabia. Mặc dù thị trường đang rộng mở, để bưởi được xuất khẩu, nhà vườn cần áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trong canh tác, không để bưởi nhiễm các loại vi nấm, ít nhất phải áp dụng tiêu chuẩn VietGap mới đáp ứng được yêu cầu.
Nhiều thị trường khó tính trên thế giới ưa chuộng trái cây nhiệt đới. Nếu đáp ứng được tiêu chuẩn của những nước này, xuất khẩu trái cây Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. Trái bưởi miền Tây đang được sản xuất đúng hướng và nhiều khả năng giá trị xuất khẩu còn cao hơn nữa trong tương lai.
Sản xuất nhỏ lẻ, bưởi Tân Triều lỡ cơ hội xuất khẩu Sản phẩm bưởi Tân Triều của xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai là một trong những thương hiệu được cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn toàn cầu Global Gap. Tuy nhiên sau 4 năm nỗ lực, người dân trồng bưởi đã phải từ bỏ tiêu chuẩn này và lỡ hẹn cơ hội bán bưởi ra nước ngoài.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!