Đây là động thái mới nhất của hệ thống ngân hàng Mỹ, trong nỗ lực tránh xảy ra một cuộc khủng hoảng dây chuyền.
Trước đó, trong tuần qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã cho các ngân hàng đang thiếu tiền mặt vay 300 tỷ USD để giảm bớt khủng hoảng thanh khoản.
30 tỷ USD này đến từ 5 ông lớn ngân hàng là JP Morgan, Bank of America, Wells Fargo, Citigroup và Truist.
Mục tiêu là giúp First Republic có đủ tiền mặt, đối phó với việc khách hàng rút tiền ồ ạt và để thể hiện sự "chung lưng đấu cật" của hệ thống ngân hàng.
Một chi nhánh của First Republic Bank ở New York, Mỹ.
Trước đó, một đợt cứu trợ thông qua ngân hàng JPMorgan đã giúp First Republic tiếp cận được khoản vốn 70 tỷ USD. Tuy nhiên, số tiền dường như chưa đủ để vực dậy niềm tin của các nhà đầu tư.
Các nhà lập pháp Mỹ cho rằng tình trạng hỗn loạn lần này có khác so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 15 năm trước. Các ngân hàng bây giờ được vốn hóa tốt và nguồn vốn vay có thể tiếp cận được cũng dồi dào hơn.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm (16/3) theo giờ Mỹ, cả 3 chỉ số chính trên thị trường chứng khoán tại New York đều bị mất điểm nhẹ. Riêng cổ phiếu của ngân hàng được cứu trợ, First Republic, dù bị bán ra mạnh trong ngày, nhưng chốt phiên cũng đã hồi phục gần 10% giá trị.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!