Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế cũng có chung khuyến cáo về khả năng gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới Việt Nam.
7,1% là mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2018 do Ngân hàng Phát triển châu Á ADB dự báo. Còn 6,7% là mức tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody's đưa ra.
Thấp nhất là con số của Ngân hàng Thế giới khi dự báo tăng trưởng cho 3 năm tới xoay quanh ngưỡng 6,5%. Tính toán này chưa xem xét tới mức tăng quý 1 là 7,38%. Tuy vậy, Ngân hàng Thế giới cho rằng, ngắn hạn vẫn có thể lạc quan về kinh tế Việt Nam.
Động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2018 được các tổ chức quốc tế chỉ ra là sự mở rộng của lĩnh vực chế biến chế tạo, xuất khẩu nông nghiệp tăng mạnh so với năm ngoái, gia tăng tiêu dùng nội địa và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn dồi dào. Tuy nhiên, hệ thống thương mại toàn cầu đang tiếp diễn phức tạp sẽ là thách thức cho các nền kinh tế mở trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Theo Ngân hàng Thế giới, tăng cường chiều sâu hội nhập qua các cơ chế Cộng đồng kinh tế ASEAN, hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ giảm bớt ảnh hưởng thách thức trên. Ngoài ra, cải thiện chi tiêu công và đầu tư hạ tầng; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực vẫn là những khuyến nghị cho tăng trưởng dài hạn mà các tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!