Căng thẳng ở Trung Đông khiến USD có xu hướng tăng trở lại

Bài và ảnh: Kate Trần-Chủ nhật, ngày 06/10/2024 06:47 GMT+7

Ảnh: Tố Uyên

VTV.vn - Vai trò trú ẩn an toàn của đồng USD đang được củng cố và thể hiện rõ nét khi căng thẳng ở Trung Đông leo thang trong những ngày gần đây.

USD đang ngang hàng so với các đồng tiền chính

Hôm nay đồng USD dao động quanh mức cao nhất trong sáu tuần qua, chuẩn bị cho mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 4. Theo các nhà phân tích, đồng USD đang có xu hướng tăng là do nhu cầu trú ẩn an toàn tăng cao trước căng thẳng gia tăng ở Trung Đông.

Tuần này và tuần tới, các nhà đầu tư tập trung vào tình hình căng thẳng leo thang ở Trung Đông, với giá dầu tăng vọt và các loại tiền tệ nhạy cảm với rủi ro giảm giá.

Nhận định chung về nền kinh tế Hoa Kỳ, nhiều chuyên gia cho rằng, dữ liệu công bố hôm qua, 3/10 cho thấy, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tăng nhẹ vào tuần trước, trong bối cảnh thị trường lao động Hoa Kỳ đi xuống vào cuối quý III.

Đối với dữ liệu bảng lương, các nhà kinh tế dự kiến ​​sẽ có 140.000 việc làm được bổ sung, trong khi tỷ lệ thất nghiệp dự kiến ​​sẽ ổn định ở mức 4,2%.

Theo Prashant Newnaha - chiến lược gia lãi suất cấp cao khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại TD Securities, có rất ít bằng chứng cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ sắp hạ cánh cứng. "Chúng tôi nhận thấy rủi ro đối với bảng lương phi nông nghiệp tháng 9 có chiều hướng tăng và sẽ khiến lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ (UST) tiếp tục tăng cao hơn nữa", Prashant Newnaha phân tích.

Chỉ số USD, đo lường đơn vị của Hoa Kỳ so với sáu đồng tiền ngang hàng, gần đây nhất là 101,92 không xa mức cao nhất trong 6 tuần là 102,09 đạt được vào ngày 3/10. Trong tuần, chỉ số này tăng 1,5%.

Bên cạnh đó, đồng euro ổn định ở mức 1,1034 USD sau khi giảm 1,18% trong tuần này, trong khi đồng bảng Anh đang chịu tổn thất sau khi trượt 1% vào ngày 3/10 sau những bình luận ôn hòa từ Thống đốc Ngân hàng Anh Andrew Bailey.

Đồng đô la Úc tăng 0,14% lên 0,6850 USD trong phiên giao dịch đầu ngày nhưng đã giảm 0,8% trong tuần, đánh dấu mức giảm hàng tuần đầu tiên sau 4 tuần.

Đồng đô la New Zealand ít thay đổi ở mức 0,62135 USD nhưng đã giảm 2% trong tuần.

Đồng tiền yên đã giảm 3% trong tuần này, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 11/2016 và chạm mức thấp nhất kể từ ngày 20/8 là 147,25 đổi một USD. Vào sáng nay, đồng yên tăng 0,2% ở mức 146,63.

Trước những diễn biến phức tạp, nhiều nhà đầu tư đang đi tìm đáp án cho câu hỏi: Đồng USD sẽ giảm thêm bao nhiêu và đồng tiền nào sẽ được hưởng lợi phần lớn sau nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Nhiều nhà phân tích nhắc đến vấn đề về lợi suất. Trong nhiều năm, lợi suất của Hoa Kỳ đã đứng trên hầu hết các nền kinh tế phát triển và chính điều này củng cố sức hấp dẫn của đồng USD so với các đồng tiền khác. Tuy nhiên, rõ ràng, bức tranh đó đang thay đổi khi mà với Fed và hầu hết các ngân hàng trung ương khác cắt giảm lãi suất để bảo vệ tăng trưởng kinh tế. 

Dữ liệu của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai cho thấy, các khoản cược ròng vào đồng USD yếu hơn đã tăng lên 14,1 tỷ USD trên thị trường tương lai - mức cao nhất trong khoảng một năm. Nhiều chuyên gia lạc quan, nền kinh tế Hoa Kỳ tương đối mạnh có thể hạn chế mức độ cắt giảm lãi suất của Fedvà USD khó giảm sâu. Trong khi đó, cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ và những lo ngại về địa chính trị đe dọa sẽ gây thêm biến động cho thị trường tiền tệ trong những tuần tới.

Ngoài ra, cũng có một số nhà đầu tư tin rằng đồng USD vẫn còn có khả năng giảm giá ở một số phân khúc thị trường. Paresh Upadhyaya - Giám đốc chiến lược tiền tệ và thu nhập cố định tại Amundi US cho biết, ông đang tìm kiếm "những câu chuyện đặc biệt như chênh lệch lãi suất ngày càng lớn do sự khác biệt trong chính sách tiền tệ". Đồng thời phân tích thêm về vị thế trong đồng krone Na Uy và đồng đô la Úc. Ngân hàng trung ương Na Uy gần đây đã giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức cao nhất trong 16 năm, báo hiệu rằng bất kỳ đợt cắt giảm nào cũng phải đợi đến đầu năm 2025. Ngân hàng trung ương Úc đã giữ nguyên lãi suất vào tuần trước và cho biết khả năng cắt giảm lãi suất trong thời gian tới là không cao.

Fed có tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Trước đó, trong tháng 9 vừa qua, Fed đã cắt giảm lãi suất vào tháng trước là 50 bps.

Báo cáo việc làm của Hoa Kỳ được công bố trong bối cảnh thị trường đang phải đối mặt với bức tranh kinh tế Hoa Kỳ đang cải thiện và giọng điệu cứng rắn hơn từ Chủ tịch Fed Jerome Powell, người đã dập tắt một số kỳ vọng rằng Fed sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất mạnh tay vào tháng 11 tới.

Còn theo công cụ CME FedWatch cho thấy, thị trường đang định giá 33% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 11 là 50 điểm cơ bản (bps), giảm so với mức 49% của tuần trước. 

Theo Kieran Williams - Giám đốc bộ phận ngoại hối châu Á tại InTouch Capital Markets, số liệu bảng lương tháng 9 cao hơn dự kiến ​​có thể được coi là lạc quan vì nó sẽ đưa tỷ lệ thất nghiệp phù hợp với dự báo của Fed vào cuối năm 2024. "Điều này có thể thúc đẩy một số quan chức cân nhắc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 11. Ngay cả khi dữ liệu bảng lương không có gì đáng chú ý, USD vẫn sẽ phải đối mặt với một loạt dữ liệu quan trọng khác và với một báo cáo bảng lương nữa sẽ được công bố ngay trước cuộc họp vào tháng 11", Kieran Williams khẳng định.

Ở một diễn biến khác, các nhà đầu tư vẫn đang tiếp thu vô số bình luận ôn hòa từ các chính trị gia và nhà hoạch định chính sách Nhật Bản, củng cố quan điểm rằng Ngân hàng Nhật Bản sẽ không vội tăng lãi suất.

Vào đầu tuần này, thủ tướng mới của Nhật Bản là Shigeru Ishiba đã nhấn mạnh nền kinh tế chưa sẵn sàng cho việc tăng lãi suất thêm nữa, trong một phát biểu thẳng thắn đã khiến đồng yên giảm giá./.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước