Cạnh tranh khốc liệt trong ngành thời trang tại Mỹ

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ bảy, ngày 05/10/2019 12:56 GMT+7

VTV.vn - Sự thay đổi thói quen mua sắm và môi trường kinh doanh đã khiến nhiều thương hiệu thời trang nhanh phải đệ đơn phá sản mà Forever 21 chỉ là một trong số đó.

Tạm biệt Forever 21 là lời tạm biệt buồn tuần qua đối với Forever 21 khi hãng thời trang nhanh 35 năm tuổi nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ. Forever 21 đã từng có thời kỳ hoàng kim với hơn 800 cửa hàng tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng, sau quãng thời gian gặp nhiều khó khăn, Forever 21 giờ đã phải xin bảo hộ phá sản với hy vọng có thể tìm ra giải pháp tái cấu trúc. 

Forever 21 dành cho giới trẻ nhưng lại không quan tâm đến việc người trẻ không còn thích mua sắm tại các trung tâm mà họ chỉ cần click chuột mua trên mạng. Thêm nữa, Forever 21 lại bị xem là khá phung phí khi thuê những mặt bằng lớn ở những khu quá đắt đỏ như tại Quảng trường Thời Đại. Trong khi chi phí thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại tăng cao hơn cả mức tăng trưởng của nền kinh tế. Ở New York (Mỹ), thống kê cho thấy, chi phí thuê mặt bằng tăng khoảng 89% so với năm 2008, trong khi doanh thu bán lẻ chỉ tăng 32%. Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại London (Anh) và Dubai (UAE).

Ngoài ra, hậu quả của những căng thẳng thương mại gần đây giữa 2 nền kinh tế Mỹ - Trung Quốc với mức thuế tăng cao cũng khiến việc nhập khẩu hàng hóa thời trang gia công từ Trung Quốc gặp khó khăn. Tuy nhiên, không chỉ Forever 21, nhiều thương hiệu thời trang nhanh danh tiếng khác cũng đã và đang rơi vào tình cảnh khốn khó.

Với lợi thế là sản xuất nhanh, chi phí thấp và thường xuyên thay đổi mẫu mã để chiều lòng khách hàng, hàng loạt thương hiệu thời trang nhanh đã ra đời từ cuối những năm 1980. Thế nhưng xuất hiện nhanh thì ra đi cũng nhanh. Những cửa hàng thời trang vốn đông khách nhưng giờ phải đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô xảy ra rất nhiều tại Mỹ và châu Âu. Trong đó, có những cái tên đình đám như là Gap, Topshop hay Forever 21. Đây là những tên tuổi trên đã từng khẳng định vị thế trên thị trường tiêu dùng, với khả năng chỉ cần 15 ngày, để biến ý tưởng thiết kế thành trang phục bày bán trên kệ.

New York Times vừa đưa một lý do rất quan trọng khác khiến Forever 21 xin bảo hộ phá sản đó là người tiêu dùng, đặc biệt là những khách hàng trẻ tuổi vốn rất quan trọng đối với doanh số của các thương hiệu fast fashion, đã thay đổi thói quen mua sắm. Những người trẻ giờ đây quan tâm nhiều hơn đến các thương hiệu mang giá trị bền vững, thân thiện với môi trường. 

Trong bối cảnh cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thời trang đang ngày một khốc liệt và khiến nhiều tên tuổi như Forever 21 phải rời cuộc đua, "thời trang bền vững" không chỉ thay đổi thói quen người dùng, mà còn là con đường mới nhiều tiềm năng với các hãng thời trang danh tiếng.

Kinh doanh thua lỗ, đế chế thời trang giá rẻ Forever 21 đệ đơn phá sản Kinh doanh thua lỗ, đế chế thời trang giá rẻ Forever 21 đệ đơn phá sản

VTV.vn - Nối gót một loạt các tượng đài thời trang nhanh, hãng thời trang Forever 21 sẽ đệ đơn xin phá sản, đóng nhiều cửa hàng trên toàn thế giới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước