Cước vận tải biển tăng lịch sử, nhiều mặt chủ lực nguy cơ mất thị trường

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 23/07/2021 06:25 GMT+7

VTV.vn - Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, thị trường vận tải biển trong nước đang chịu 3 đợt tăng giá cước từ cuối năm 2020 đến nay.

95% hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển vì lý khối lượng vận chuyển nhiều, giá rẻ, kết nối toàn cầu… Tuy nhiên, từ cuối năm ngoái đến nay, con đường này đã đắt hơn từ 5 - 10 lần, chưa từng có trong lịch sử. Kết nối thị trường cũng khó khăn hơn.

Tình trạng này dự báo còn kéo dài đến cuối năm nay, lập đỉnh vào quý IV. Chi phí tăng cao đang khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng trước nguy cơ mất sức cạnh tranh, thậm chí mất thị trường như hồ tiêu, thủy sản, gỗ…

Cước vận tải biển tăng lịch sử, nhiều mặt chủ lực nguy cơ mất thị trường - Ảnh 1.

Cước vận tải biển liên tục tăng cao. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, thị trường vận tải biển trong nước đang chịu 3 đợt tăng giá cước từ cuối năm 2020 đến nay. Tăng từ 1.000 - 5.000 USD/container từ cuối năm 2020 nay là 7.000 - 8.000 USD/container, thâm chí với những đơn hàng đặc biệt mức giá đã lên hơn 10.000 USD.

Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thua lỗ

Không ít các chủ hàng phải chấp nhận để hàng lại trong kho chờ cho giá cước hạ nhiệt mới tính đến tiếp tục xuất khẩu. Dù xuất khẩu hay chấp nhận tồn kho đó luôn là tổn thất.

Với một ngành hàng xuất khẩu hơn 4 tỷ USD trong 6 tháng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang điêu đứng trước tăng giá vận tải biển. Kể cả chấp nhận mức tăng giá cước từ 2 - 10 lần nhưng vẫn rất khó hoặc không thể đặt được tàu. Hậu quả là ùn ứ hàng hoá, chi phí đội lên rất cao.

Khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, cung cầu vận tải biển vẫn chưa thể cân đối. Các doanh nghiệp xuất khẩu đang đối mặt với ba lựa chọn: Dừng kinh doanh, tăng giá bán hàng hoá hoặc chấp nhận gánh chi phí tăng thêm. Tất cả đều đồng nghĩa với giá hàng hoá đắt đỏ hơn.

Cước vận tải biển tăng lịch sử, nhiều mặt chủ lực nguy cơ mất thị trường - Ảnh 2.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang điêu đứng trước tình trạng tăng giá vận tải biển. Ảnh minh họa - TTXVN.

Trước tình hình tắc nghẽn vận chuyển cùng nhu cầu tăng cao hơn nữa, giá container được dự báo sẽ không giảm xuống cho đến hết năm 2022. Ngay cả khi đã hạ nhiệt, mặt bằng giá mới cũng sẽ cao hơn so với thời điểm trước khi xảy ra đại dịch.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến giá cước vận tải biển tăng cao? Phương án giải quyết trước mắt cho các doanh nghiệp hiện nay là gì? Chương trình Vấn đề hôm nay với sự tham gia của ông Hoàng Hồng Giang - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam sẽ phần nào giải đáp những vấn đề này.

Giá hàng hóa có thể tăng vọt do cước vận tải biển leo thang Giá hàng hóa có thể tăng vọt do cước vận tải biển leo thang Cước vận tải biển Á - Mỹ lên mức kỷ lục Cước vận tải biển Á - Mỹ lên mức kỷ lục Cước vận tải biển tăng “phi mã”, Nhân dân tệ đạt đỉnh: Doanh nghiệp Trung Quốc lao đao Cước vận tải biển tăng “phi mã”, Nhân dân tệ đạt đỉnh: Doanh nghiệp Trung Quốc lao đao

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước