Một trong những siêu thị đầu tiên của hệ thống Big C tại Việt Nam sẽ đóng cửa do không đàm phán được giá thuê mới. Ảnh: Dân trí.
Trong giai đoạn khó khăn để phục hồi hậu COVID-19, cả bên đi thuê và bên cho thuê đều đặt bài toán hiệu quả kinh doanh lên đầu do vậy cũng dẫn đến việc hai bên không đi đến tiếng nói chung.
Đàm phán chi phí mặt bằng được xem là động thái cần thiết bởi chi phí này thường chiếm từ 15-40% doanh thu. Trước đó, cả những đại gia bán lẻ như Thế giới Di động hay Vua Nệm cũng có văn bản gửi các đối tác chủ thuê mặt bằng giảm 50% giá thuê mặt bằng trong 12 tháng. Thậm chí, phía Thế giới Di động tuyên bố "sẵn sàng đổi vị trí nếu đối tác cứng nhắc". Tuy nhiên, thực tế là việc đàm phán mặt bằng trong thời gian dài thường không dễ - đặc biệt là những khu vực trung tâm thương mại.
Thế giới Di động cũng gửi công văn xin giảm giá thuê nhưng chỉ một số rất ít đồng ý. Ảnh: Dân trí.
Báo cáo thị trường bán lẻ quý I/2020 của CBRE Việt Nam cho thấy, doanh thu bán lẻ của ngành hàng dịch vụ lưu trú ăn uống và lữ hành tại Việt Nam cũng giảm từ 10% - gần 30% so với năm ngoái. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ còn tiếp tục căng thẳng trong quá trình thương lượng với đối tác để hạ chi phí mặt bằng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!