Đi chơi châu Âu hè này sẽ tốn kém trước hơn rất nhiều. Năm nay, nhiều gia đình châu Âu chọn đi nghỉ trong nước và có ra nước ngoài cũng không đi quá xa. Vì đi xa, vé máy bay là khoản tăng nhiều nhất.
Tờ Lidové noviny ra tại Cộng hòa Czech có biểu đồ, giá xăng máy bay đã tăng thẳng đứng từ đầu năm nay. So với thời điểm này năm 2021, giá vé máy bay tăng gần 1/5.
Bài báo viết: "Mức tăng mạnh nhất là với các chuyến bay đường dài nối châu Âu với châu Á. Ngoài lý do giá xăng còn do chi phí bay vòng tránh không phận Ukraine và Nga cũng bị tính vào giá vé".
Ngành du lịch châu Âu đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, nhưng năm nay vẫn chỉ trông chờ vào lượng khách nội địa là chính. (Ảnh minh họa - Ảnh: Flickr)
Theo bài báo, nhiều hãng hàng không vẫn chưa tái lập đường bay Á - Âu khiến giá vé máy bay rất đắt và vẫn rất khó mua vì có quá ít chuyến bay.
Hè này có một chi tiết quan trọng mà ai đặt vé máy bay cũng phải lưu ý, theo một bài trên tờ Ouest-France của Pháp, đừng chỉ nhìn vào giá vé niêm yết, phải xem có những phụ phí nào sẽ phải trả thêm. Ngay cả hãng hàng không Air France nay cũng bán loại vé cho người, mà không bao gồm hành lý, sẽ phải trả thêm tiền nếu mang theo dù chỉ một vali.
Muốn chọn chỗ ngồi có đồ ăn trên máy bay, bảo hiểm muộn chuyến hủy chuyến, bảo hiểm hành lý thất lạc, những chi tiết trước bao gồm trong giá vé bây giờ tính riêng. Nếu muốn hủy vé hay đổi chuyến thì lệ phí tăng vọt.
Vé máy bay chỉ là một trong nhiều khoản phải chi khi đi nghỉ hè. Tờ Basler Zeitung ra tại Thụy Sĩ có bài: "Vé máy bay, thuê khách sạn, thuê xe hơi: Mọi thứ đều đắt đỏ".
Theo bài báo, giá phòng khách sạn tại Hy lạp tăng 47,5% so với trước đại dịch, tại Italy tăng 43%. Tóm lại giá phòng khách sạn tăng gần gấp rưỡi, tăng gấp 3 lần là giá thuê xe. Theo một ví dụ trong bài báo: "Lễ Phục sinh năm 2019 thuê xe tự lái ở Mallorca là 27 Euro một ngày, năm nay đã lên tới 77 Euro".
Bên cạnh đó, chi phí cho ăn uống cũng tăng. Tờ Politiken của Đan Mạch phỏng vấn chủ một nhà hàng, tiền điện và khí đốt đã tăng 30 - 40% trong một thời gian ngắn, nguyên liệu thực phẩm tăng khoảng 10%, chưa kể là phải tăng lương mới tìm được người làm.
Nhiều yếu tố cùng thúc đẩy chi phí du lịch châu Âu lên cao vọt, ngành du lịch châu Âu đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, nhưng năm nay vẫn chỉ trông chờ vào lượng khách nội địa là chính.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!