Dịch bệnh khiến ngoại tệ chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi

P.V-Thứ hai, ngày 29/06/2020 18:46 GMT+7

Ảnh minh họa.

VTV.vn - Tại 32 nền kinh tế mới nổi (không tính Trung Quốc) dự trữ ngoại hối giảm 50 tỷ USD trong tháng 4/2020.

Xuất khẩu suy giảm và việc không có khách du lịch là những nguyên nhân tiềm ẩn khiến cho dự trữ ngoại tệ sụt giảm.

Các đồng tiền địa phương cũng sụt giảm mạnh về giá trị, khiến việc trả các khoản nợ nước ngoài trở nên khó khăn hơn. Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang thu về ít ngoại tệ hơn rất nhiều trong năm nay.

Dịch bệnh khiến ngoại tệ chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi - Ảnh 1.

Xuất khẩu suy giảm là một trong những nguyên nhân khiến ngoại tệ chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thâm hụt tài khoản vãng lai trung bình của 141 nước mới nổi (không tính Trung Quốc) dự kiến khoảng 2% GDP. Dự trữ ngoại tệ tại Thổ Nhĩ Kỳ giảm sâu nhất, mức giảm lên đến 27 tỷ USD.

Hậu COVID-19, các nước đang phát triển cân nhắc lại cấu trúc nền kinh tế

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass mới đây cảnh báo rằng nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với những thiệt hại lớn chưa từng có, trong khi những nỗ lực phục hồi đang bị cản trở do sự thiếu hụt nguồn lực để bù đắp cho những tổn thất do đại dịch COVID-19 gây ra.

Theo ông Malpass, trong khi WB đang gấp rút triển khai những chương trình mới nhằm giải ngân 160 tỷ USD cho 100 quốc gia, cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra sẽ buộc các nước đang phát triển phải suy nghĩ lại về cấu trúc nền kinh tế của mình.

Dịch bệnh khiến ngoại tệ chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi - Ảnh 2.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass. Nguồn ảnh: FoxBusiness

Để giảm bớt những tác động gây tổn hại lâu dài ngoài cuộc khủng hoảng trước mắt, các chính phủ sẽ phải tính toán lại và định hình lại chính sách của họ, cũng như công nhận rằng kinh tế toàn cầu sẽ hoàn toàn khác trong tương lai.

Theo ông Malpass, các nhà hoạch định sẽ phải đầu tư vào các mô hình việc làm và doanh nghiệp mới trong một nền kinh tế tiên tiến, thay vì cố tái cấu trúc vốn cho nền kinh tế như trước đây.

Chủ tịch Malpass cho biết, ban đầu WB ước tính 5.000 tỷ USD thiệt hại về giá trị kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra có thể là chưa đủ so với thiệt hại thực tế từ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh của các nước. WB cũng cảnh báo suy thoái toàn cầu sẽ khiến khoảng 60 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực, song dự báo này có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều khi khủng hoảng tiếp diễn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước