Nghiên cứu của McKinsey cho thấy, trong số 71 nền kinh tế mới nổi, chỉ có 18 quốc gia, đồng nghĩa 25% trong số đó duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người ở mức cao trong thời gian dài. Chỉ có 11 quốc gia có mức độ tăng GDP trên đầu người ở mức trên 5%, trong đó có Việt Nam.
Lực lượng lao động trẻ, chi phí thấp và có trình độ là lợi thế của Việt Nam. Đây là động lực không thể thiếu thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ và đô thị hóa.
Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào. Tuy nhiên, với tốc độ già hóa dân số như hiện nay, liệu rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng trong 10-15 năm tới?
Bà Anu Madgavkar, Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey cho rằng: "Tới 2030, dân số trẻ từng là động lực tăng trưởng thì giờ có thể sẽ trở thành 1 lực cản. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hoá hiện nay, thì điều đó không đáng lo ngại. Bởi người lao động sẽ chuyển dịch từ ngành nghề thu nhập thấp sang thu nhập cao hơn, năng suất cao hơn 4-6 lần. Mà hiện tại mức đô thị hóa mới chỉ khoảng 35%. Thế nên, Việt Nam còn rất rất nhiều tiềm năng và động lực tăng trưởng".
Đồng tình với quan điểm này, báo cáo của PwC cho rằng, thách thức căn bản của cả nền kinh tế ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, chính là vấn đề năng suất.
Các chuyên gia đều nhấn mạnh, chiến lược đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực là đòi hỏi cấp thiết nhất đối với Việt Nam trước áp lực từ cuộc Cách mạng 4.0.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!