Dịch COVID-19 tác động như thế nào đến nền kinh tế số 1 thế giới?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ bảy, ngày 14/03/2020 14:02 GMT+7

VTV.vn - Tờ New York Times đưa ra dự đoán, dịch COVID-19 có thể gây tổn thương cho kinh tế Mỹ nhiều hơn đã làm với kinh tế Trung Quốc.

Thị trường chứng khoán Mỹ tuần qua giống như một con thuyền không có mỏ neo và bến đỗ, trong một cơn bão mang tên COVID-19. Chỉ một chút gió nhẹ, một chút tin tức bất ổn cũng khiến tâm lý thị trường chao đảo.

Nếu như cách đây chưa đầy 1 tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump còn khá bình tĩnh phát biểu trên Twitter cá nhân rằng, dịch cúm Corona cũng chỉ như cúm mùa bình thường thì mới đây nhất, Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED đã phải bơm ít nhất 1.500 tỷ USD vào hệ thống tài chính để trấn an nhà đầu tư; hạn chế nhập cảnh từ châu Âu và tung gói tài chính khẩn cấp hỗ trợ người bị ảnh hưởng từ COVID-19.

Tờ New York Times mới đây thậm chí còn đưa ra một dự đoán có thể khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ cảm thấy bất an, dịch COVID-19 có thể gây tổn thương cho kinh tế Mỹ nhiều hơn nó đã làm với kinh tế Trung Quốc.

Nếu dịch bệnh lây lan mạnh hơn nữa tại Mỹ, các công nhân lao động ở cầu cảng, cửa khẩu sẽ bị ảnh hưởng do xuất nhập khẩu sẽ bị đình trệ. Sau đó là các công ty lữ hành. Dự đoán dịch bệnh sẽ khiến ngành du lịch của Mỹ thiệt hại ít nhất 24 tỷ USD.

Thể thao là một ngành kinh tế quan trọng của Mỹ. Người dân Mỹ chi tiêu cho các sự kiện, đại hội thể thao nhiều gấp 10 lần so với người Trung Quốc. Ví dụ mới nhất, giải bóng rổ chuyên nghiệp NBA đã bị hủy từ giờ tới hết mùa do dịch COVID-19 và ước tính sẽ gây thiệt hại từ 1-2 tỷ USD.

Nếu COVID-19 khiến người ta lo sợ tới mức không dám đi tập gym, không dám đi khám bệnh, không dám tới các sự kiện thể thao, thì nền kinh tế tiêu dùng của Mỹ chắc chắn sẽ chịu thiệt hại trầm trọng hơn nhiều so với Trung Quốc. Vì kinh tế Mỹ phụ thuộc rất lớn vào những ngành nghề dịch vụ đòi hỏi người với người tiếp xúc trực tiếp.

Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại nhưng sẽ không suy thoái. Nghĩa là trước kia dự đoán GDP toàn cầu sẽ đạt 3,3% nhưng giờ có thể chỉ bằng mức năm ngoái là 2,9-3%.

Khu vực chịu tác động mạnh sẽ là châu Á. Nhưng dự báo tăng trưởng trước kia là 4,4%, giờ vẫn có thể đạt 3,9%. Còn kinh tế Mỹ sẽ suy giảm vào quý II. Quý I, có thể các doanh nghiệp vẫn "tích đủ cốc để phòng cơ".

Ngành du lịch, hàng không và thương mại của Mỹ chắc chắn sẽ còn lao đao nữa khi mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạn chế nhập cảnh dòng di chuyển từ châu Âu. Một động thái cho thấy, Mỹ cũng đã thực sự lo ngại nguy cơ dịch bùng phát từ bên kia Đại Tây Dương. EU đã lên tiếng phản đối quyết định này của Mỹ. Nhưng châu Âu có một mối nguy lớn hơn đó là dịch COVID-19 lan rộng không kiểm soát được. Tờ New York Times đã ví von rằng, nếu như virus SARS-CoV-2 đặc biệt nguy hiểm với những người cao tuổi, thì nó cũng sẽ khiến lục địa già cỗi như châu Âu phải lao đao.

COVID-19 thực sự đang là một cú sốc kéo dài đối với kinh tế toàn cầu. Ngay sau Mỹ, nhiều quốc gia châu Âu đã bắt đầu tính tới các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân ảnh hưởng từ dịch.

Cuối tuần, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết sẽ cung cấp một đợt tín dụng giá rẻ mới cho các ngân hàng thương mại, nhằm hỗ trợ lập tức cho hệ thống tài chính của Eurozone. Ngoài ra, ECB sẽ bổ sung thêm 120 tỷ Euro cho chương trình mua tài sản trong năm nay. Còn chính phủ Italy đang dành ra 25 tỷ Euro để đối phó với dịch bệnh. Italy sẽ hỗ trợ các dịch vụ y tế, đàm bảo người dân không mất việc làm. Ngân hàng Trung ương Anh tuần qua cũng hạ lãi suất từ 0,75% xuống 0,25%. Chính phủ Đức cũng nhất trí tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cho nhân viên làm ít giờ hơn, hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do dịch COVID-19 Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do dịch COVID-19

VTV.vn - Rạng sáng nay (14/3) theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dịch bệnh COVID-19.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước