Điện, xăng tăng giá: Liệu có hình thành một mặt bằng giá mới?

Đặng Tú - Linh Khánh - Duy Công (Ban Thời sự)-Thứ bảy, ngày 06/04/2019 20:28 GMT+7

VTV.vn - Điện tăng 8,36%, xăng tăng 1.400 đồng/ lít, điều này khiến không ít người lo ngại sẽ có một đợt tăng giá kéo theo của các mặt hàng khác trong thời gian tới.

So với quý I/2018, giá thép hiện tăng thêm 800.000 đồng/tấn. Một chủ hàng cho biết, do chi phí điện chiếm gần 7% trong giá thành sản xuất phôi thép nên khi giá điện tăng, thép buộc phải tăng giá theo.

Theo Tổng cục Thống kê, điện, xăng là 2 mặt hàng đầu vào quan trọng nên việc tăng giá của chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng nghìn mặt hàng khác. Trong đó, tăng nhiều nhất là nhóm giao thông và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, do sức ép cạnh tranh nên nhiều mặt hàng phải chấp nhận giảm lãi, giữ nguyên giá bán để không bị mất khách hàng.

Tổng cục Thống kê tính toán, việc tăng giá xăng dầu vào đầu tháng 4/2019 sẽ đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng thêm 0,33%. Việc tăng giá nhiều mặt hàng là cần thiết để tiệm cận theo hướng thị trường nhưng cần phải tính tới phương án quản lý giá, tránh lợi dụng để tăng giá bất thường.

Đến thời điểm này, mục tiêu giữ chỉ số giá tiêu dùng năm 2019 ở mức dưới 4% vẫn được bám sát và điều hành linh hoạt. Đại diện Bộ Tài chính cho biết, công tác điều hành giá sẽ theo sát từng tháng và từng quý. Việc các nhóm hàng như: dịch vụ y tế, giáo dục dự kiến tăng trong năm nay cũng sẽ được tính toán và quyết định vào thời điểm thích hợp.


Chính phủ có thể kiểm soát lạm phát năm 2019 ở mức 3,3-3,9#phantram Chính phủ có thể kiểm soát lạm phát năm 2019 ở mức 3,3-3,9#phantram

VTV.vn - Nội dung trên được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá nhấn mạnh trong cuộc họp sáng 28/3.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước