Doanh nghiệp đề xuất cho phép hồi tố khi sửa đổi Nghị định 20

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ bảy, ngày 07/03/2020 06:33 GMT+7

VTV.vn - Đề xuất sửa quy định trần chi phí lãi vay từ 20% lên 30% nhưng không cho phép hồi tố, gánh nặng "thuế chồng thuế" của doanh nghiệp vẫn chưa được trút bỏ.

Sở hữu vài chục công ty con, mỗi năm, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thường bàn giao nhiều dự án cho các công ty con. Dù không hưởng lãi lời gì nhưng khoản đầu tư này vẫn phải đóng thuế 2 lần tại công ty mẹ và tại công ty con. Điều này đã khiến doanh nghiệp phải đóng thêm hàng trăm tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Đại diện doanh nghiệp cho biết, nếu không được hồi tố, không được khấu trừ số thuế này, cho các năm 2017, 2018 thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Lỗ nhưng vẫn phải đóng thuế là tình cảnh có thật tại Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Năm 2017, doanh nghiệp này bị lỗ 465 tỷ đồng, nhưng vẫn phải đóng thuế hơn 100 tỷ đồng. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh lại đang rơi vào tình cảnh bết bát. Việc dự thảo sửa đổi nghị định không cho hồi tố sẽ khiến doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó mà vực dậy được.

Theo các chuyên gia, việc cho phép hồi tố sẽ tránh được nguy cơ thuế chồng thuế, khi bên cho vay lẫn bên vay đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần chi phí vượt mức khống chế. Nếu không hồi tố, nhiều doanh nghiệp bị lỗ nhưng vẫn phải đóng thuế, ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp còn xem xét, cân đối thì ít nhất cũng cần phải có các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay.

Mới đây, Hiệp hội BĐS Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng chính phủ kiến nghị cần bổ sung việc hồi tố cho các doanh nghiệp. Hiệp hội BĐS cho rằng, chi phí lãi vay là chi phí thực của doanh nghiệp nhưng hơn 2 năm qua chưa được công nhận. Điều này đã gây thiệt hại rất lớn đối với các doanh nghiệp bất động sản có dự án đầu tư với quy mô vốn lớn, phải đi vay nhiều. Nếu không hồi tố, việc sản xuất kinh doanh của không ít doanh nghiệp sẽ đi vào bế tắc nhất là trong điều kiện doanh nghiệp vẫn đang cần thêm các gói hỗ trợ từ dịch bệnh như hiện nay.

Sửa đổi Nghị định 20: Đề xuất tăng mức trần chi phí lãi vay lên 30#phantram Sửa đổi Nghị định 20: Đề xuất tăng mức trần chi phí lãi vay lên 30%

VTV.vn - Các tập đoàn kinh tế lớn trong nước liệu có được gỡ nút thắt về chi phí lãi vay khi Bộ Tài chính đề xuất nâng lên mức 30% thay vì 20% như hiện nay?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước