Phải cắt giảm người và giảm chi phí là điều không doanh nghiệp nào mong muốn, bởi khi đơn hàng tăng trở lại họ sẽ không xoay sở kịp người để làm. Nhiều doanh nghiệp phải tìm đủ mọi cách để vẫn giữ được ổn định nhân lực cho công ty.
Tích cực tìm kiếm khách hàng mới ở những thị trường ngách, thị trường phi truyền thống; linh hoạt điều chỉnh kế hoạch sản xuất theo từng tuần, từng tháng và giảm size hàng trong mỗi đơn hàng; nâng cao chất lượng sản phẩm để thuyết phục các khách hàng khó tính; không lấy lợi nhuận làm mục tiêu… là những cách Công ty TNHH Viking Việt Nam đang áp dụng để đảm bảo việc làm ở mức tương đối cho công nhân, nhằm giữ chân người lao động.
Doanh nghiệp dệt may xoay sở đủ cách ổn định lao động. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng tăng cường kết nối với các nhà trọ để kêu gọi chủ nhà trọ giảm tiền thuê nhà, tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các gói vay ưu đãi cho công nhân thông qua tổ chức tài chính vi mô CEP, cũng như sớm triển khai các giải pháp để công nhân yên tâm với công việc mà mình đang gắn bó.
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp cần phải bám sát về thông tin và diễn biến thị trường, khai thác điểm mạnh khi Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.
Đồng thời, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều giải pháp để chủ động nguyên liệu sản xuất, đảm bảo đáp ứng đủ về đơn hàng, khi ngành công nghiệp nguyên phụ liệu may mặc của nước ta còn thiếu và yếu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!