Doanh nghiệp F&B bình dân hóa dịch vụ, mở rộng tệp khách hàng

Hòa An-Thứ tư, ngày 12/01/2022 14:30 GMT+7

VTV.vn - Khác với thời điểm trước, các doanh nghiệp F&B đã nhanh chóng thích nghi, xoay chuyển mô hình kinh doanh, bình dân hóa dịch vụ trên các nền tảng trực tuyến để hút khách.

Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV) cho biết, hơn 90% doanh nghiệp ngành ẩm thực bị ảnh hưởng từ 50 - 70% doanh thu trong 2 năm qua và con số này vẫn chưa dừng lại.

Tuy nhiên, khác với thời điểm trước, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) đã nhanh chóng thích nghi và tìm được "máy trợ thở" bằng việc xoay chuyển mô hình kinh doanh, bình dân hóa dịch vụ trên các nền tảng trực tuyến hút khách.

Xoay chuyển làm mô hình giao đồ ăn chế biến sẵn và sơ chế tại nhà, hàng chục món ăn yêu thích tại một nhà hàng đã được đóng gói tiện lợi phục vụ nhu cầu khách hàng thích ẩm thực Thái Lan.

Nếu ăn tại quán, chi phí trung bình cho một người ăn là 300.000 - 350.000 đồng, nhưng nếu mang về nhà thì chỉ bằng 70%, lại an toàn, nên nhiều khách hàng chọn hình thức này.

Doanh nghiệp F&B bình dân hóa dịch vụ, mở rộng tệp khách hàng - Ảnh 1.

Hơn 90% doanh nghiệp ngành ẩm thực bị ảnh hưởng từ 50 - 70% doanh thu trong 2 năm qua. (Ảnh minh họa - Ảnh: PLO)

Không nằm ngoài xu thế "take away", một số nhà hàng cũng coi phục vụ tiệc tại gia là mô hình chính, dù tốn chi phí vận hành hơn, nhưng sản phẩm đến khách vẫn là mức giá thấp nhất có thể.

Theo các chuyên gia, nếu trước đây các nhà hàng bán online để chờ đợi được mở cửa phục vụ tại quán, thì nay đã thành dịch vụ chính, không thể thiếu và khi xoay chuyển thêm mô hình này, chi phí dịch vụ cũng là yếu tố cạnh tranh.

"Với 24 triệu khách hàng, đây là tệp khách hàng có xu hướng tiêu dùng của số đông, nghĩa là sản phẩm cần đáp ứng được tiêu chí ngon, bổ rẻ. Nếu khai thác được tệp khách hàng này, đây sẽ là tệp khách hàng tiềm năng. Để khai thác một cách hợp lý qua các ứng dụng, sản phẩm cần thiên về mức độ bình dân", ông Hoàng Tùng, chuyên gia nghiên cứu ngành hàng ẩm thực (F&B), nhận định.

Theo khảo sát của Bộ phận bán lẻ Savills Việt Nam thực hiện năm 2021, tỷ trọng doanh thu của kênh trực tuyến (online) so với tổng doanh thu của hãng trung bình tăng 1,5 - 2 lần so với trước COVID-19. Đây chính là minh chứng cho sự phát triển trong cung cách thị trường bán lẻ F&B Việt Nam hoạt động trong giai đoạn hậu đại dịch sắp tới, dự kiến là sân chơi của thương mại điện tử - vận chuyển, giao nhận và hàng hóa chuẩn chỉnh.

Doanh nghiệp thực phẩm nỗ lực kích cầu tiêu dùng Doanh nghiệp thực phẩm nỗ lực kích cầu tiêu dùng

VTV.vn - Các doanh nghiệp thực phẩm tại TP Hồ Chí Minh đang áp dụng nhiều giải pháp để kích cầu tiêu dùng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước