Doanh nghiệp kiến nghị được tạm dừng mô hình "3 tại chỗ"

Quỳnh Mai - Hoàng Vũ-Thứ ba, ngày 28/09/2021 11:16 GMT+7

VTV.vn - Hiệu quả kinh doanh không có, DN gần như đều bị động trong việc xây dựng phương án ăn ở cho số lượng lớn nhân viên. Vì vậy, DN kiến nghị được tạm dừng mô hình "3 tại chỗ".

Theo kết quả cuộc khảo sát nhanh đầu tháng 9 của Hiệp hội doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, có đến 40% doanh nghiệp tại thành phố được khảo sát cho rằng số vốn của mình chỉ còn đủ hoạt động trong 1 tháng.

Điều này phần nào cho thấy, sau hơn 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh đang gặp thách thức, khó khăn lớn, rất cần sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ và thành phố để có thể phục hồi.

Có khoảng chưa đến 50% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hoạt động "3 tại chỗ". Đối với các doanh nghiệp ở ngoài, tỷ lệ duy trì hoạt động "3 tại chỗ" là khoảng 15%. Tuy nỗ lực, cố gắng hết sức nhưng hầu hết các doanh nghiệp "3 tại chỗ" tại TP Hồ Chí Minh duy trì chỉ để giữ được đơn hàng lâu năm.

Chi phí từ 30%, đến giờ này sau hơn 2 tháng thực hiện "3 tại chỗ", chi phí của nhiều doanh nghiệp có thể đã tăng lên đến tận 70%. Hiệu quả kinh doanh không có, các doanh nghiệp gần như đều bị động trong việc xây dựng phương án ăn ở cho số lượng lớn nhân viên. Vì vậy, kiến nghị của nhiều doanh nghiệp lúc này chính là được tạm dừng mô hình "3 tại chỗ".

Doanh nghiệp kiến nghị được tạm dừng mô hình 3 tại chỗ - Ảnh 1.

Doanh nghiệp kiến nghị được tạm dừng mô hình "3 tại chỗ". Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN.

"Để chuẩn bị cho tháo gỡ từ ngày 1/10, các doanh nghiệp rất mong muốn các chính sách được gỡ bỏ để các hoạt động được trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới càng sớm càng tốt. Ngoài ra, doanh nghiệp mong muốn xóa bỏ hoạt động "3 tại chỗ" vì qua đánh giá thời gian vừa qua đó là hoạt động không hiệu quả", ông Trần Việt Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp các khu công nghiệp, khu chế xuất TP Hồ Chí Minh bày tỏ.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đưa ra kiến nghị những tiêu chí của Bộ Y tế và TP Hồ Chí Minh đưa ra để hoạt động trở lại bình thường, có một số tiêu chí không phù hợp như mỗi người lao động cách nhau 4m, hoặc yêu cầu người lao động phải đeo kính chắn giọt bắn trong quá trình sản xuất… Những điều này không phù hợp với những dây chuyền sản xuất công nghệ cao, mang tính kỹ thuật.

Ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cho hay: "Chính quyền hãy tin doanh nghiệp, giao quyền chịu trách nhiệm an toàn trong sản xuất cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tính toán và chuẩn bị. Bởi họ quản lý cả hàng nghìn tỷ tài sản và bao nhiêu người, vì vậy họ không thể nào đánh đổi điều đó cho sự mất an toàn".

Các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cũng đã có kiến nghị, đề xuất cụ thể lên UBND thành phố cũng như Chính phủ về những chính sách hỗ trợ thuế, hỗ trợ lưu thông lao động, vận chuyển hàng hoá, đặc biệt là những hoạt động để lấy lại niềm tin của thị trường.

TP Hồ Chí Minh dự kiến hạn chế áp dụng quy định “3 tại chỗ” TP Hồ Chí Minh dự kiến hạn chế áp dụng quy định “3 tại chỗ” 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản phía Nam hoạt động được '3 tại chỗ' 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản phía Nam hoạt động được "3 tại chỗ" Chính phủ yêu cầu có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” Chính phủ yêu cầu có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước