Doanh nghiệp may xuất khẩu: Chưa bao giờ khó khăn như vậy trong 30 năm qua

Quỳnh Như-Thứ ba, ngày 14/07/2020 11:39 GMT+7

VTV.vn - Thách thức quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngắn hạn là phải tìm ra giải pháp để cơ cấu lại thị trường, chi phí và đầu tư.

Trước những dự báo tình hình xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới, đặc biệt với các doanh nghiệp trong các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày, chế biến gỗ…, câu hỏi được đặt ra lúc này là các doanh nghiệp cần phải làm gì?

Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia đã đưa ra giải pháp cho 3 giai đoạn: ngắn hạn, trung và dài hạn. Cụ thể, dựa trên tình hình của từng doanh nghiệp, trong ngắn hạn là bài toán cơ cấu lại thị trường, chi phí và đầu tư. Trong trung hạn, doanh nghiệp cần phải thay đổi chiến lược thị trường xuất khẩu. Trong dài hạn, doanh nghiệp cần xem xét chuyển đổi mô hình kinh doanh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng trong bối cảnh mới hậu COVID-19.

Doanh nghiệp may xuất khẩu: Chưa bao giờ khó khăn như vậy trong 30 năm qua - Ảnh 1.

Trong trung hạn, doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược thị trường xuất khẩu. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Đại diện một doanh nghiệp may chia sẻ, nửa năm qua là khoảng thời gian khó khăn nhất trong 30 năm hoạt động, khi đơn hàng xuất khẩu ở 4 thị trường trọng yếu như châu Âu, châu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… đều sụt giảm đến 90%. Thậm chí, sau tháng 9 này, doanh nghiệp chưa nhận được đơn hàng nào.

Theo các chuyên gia, đây là điều hết sức rủi ro cho những doanh nghiệp thiếu tiềm lực, đặc biệt là trong ngắn hạn khi thị trường vẫn đang khó khăn, những giải pháp tiếp theo của doanh nghiệp cho đơn hàng mới, cho khách hàng mới, nhu cầu mới vẫn chưa rõ ràng.

Doanh nghiệp may xuất khẩu: Chưa bao giờ khó khăn như vậy trong 30 năm qua - Ảnh 2.

Dự báo, tình hình xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Ông Huỳnh Phước Nghĩa, Phó Trưởng Khoa kinh doanh và tiếp thị quốc tế, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM dự báo, trong thời điểm này, doanh nghiệp nào không có khả năng chịu lỗ thì có thể dẫn đến phá sản. Còn đối với những doanh nghiệp đã có sẵn tiềm lực, công nghệ máy móc, câu chuyện trung và dài hạn mới là bài toán cần giải. Đó là nguồn lực, là sự quyết tâm để thực hiện việc tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Thậm chí theo ông Nghĩa, bài toán nhiều doanh nghiệp lớn đang tính đến là mua bán, sáp nhập với nhau để tạo ra sức mạnh trong việc xây dựng chuỗi, tăng thêm sức cạnh tranh cho toàn ngành trong tương lai.

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo tái sản xuất, vượt khó sau dịch Doanh nghiệp xuất khẩu gạo tái sản xuất, vượt khó sau dịch

VTV.vn - Sau khi hạn mặn và dịch bệnh giảm, các DN xuất khẩu gạo ở ĐBSCL đã tái sản xuất, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Nhờ đó, ngành gạo vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước