Doanh nghiệp Nhật được hỗ trợ tối đa hơn 1.000 tỷ đồng khi mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Hải Vân - Bằng Việt-Thứ sáu, ngày 24/07/2020 11:26 GMT+7

Ảnh minh họa.

VTV.vn - Chính phủ Nhật Bản đã quyết định hỗ trợ 100 triệu Yen đến 5 tỷ Yen cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất sang các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Trong lần xét tuyển đầu tiên của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) công bố hôm 17/7, 15/30 doanh nghiệp Nhật Bản được chọn hỗ trợ đã lựa chọn đăng ký mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Vậy cụ thể những hỗ trợ này là gì? Tiến độ thực hiện như thế nào? Phóng viên VTV Digital đã có cuộc trao đổi ông Takro Nakajima - Trưởng đại diện Văn phòng Jetro Hà Nội.

Mới đây, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định hỗ trợ 100 triệu Yen (hơn 20 tỷ đồng) đến 5 tỷ Yen (hơn 1.000 tỷ đồng) cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất sang các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Ngoài hỗ trợ chi phí, Chính phủ Nhật có hỗ trợ thêm các doanh nghiệp này gì nữa và liệu mức hỗ trợ đó có đủ hấp dẫn cho các doanh nghiệp, thưa ông?

Ông Takro Nakajima: Mục đích của chương trình này chúng tôi muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa tại Việt Nam và xuất khẩu.

Chúng tôi biết là mức hỗ trợ này không lớn và khó có thể đủ cho các doanh nghiệp xây dựng Nhà máy tại Việt Nam, nhưng trong bối cảnh hiện nay nó mang ý nghĩa lớn từ phía Chính phủ. Mức hỗ trợ phụ thuộc vào quy mô đầu tư của doanh nghiệp nhưng tối đa là 5 tỷ Yen.

Đại dịch COVID-19 vừa qua đã cho chúng tôi thấy tầm quan trọng của việc đa dạng chuỗi cung ứng, khi nguồn cung thiết bị y tế của chúng tôi bị đứt gãy, đỉnh điểm là các thiết bị bảo vệ sức khỏe của chúng tôi chỉ đủ dùng trong 1 tuần khiến chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của đa dạng chuỗi cung ứng.

Để đạt được sự hỗ trợ, các doanh nghiệp Nhật Bản phải đạt tiêu chuẩn gì và dự kiến kế hoạch này bao giờ sẽ được triển khai?

Doanh nghiệp Nhật được hỗ trợ tối đa hơn 1.000 tỷ đồng khi mở rộng đầu tư tại Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Takro Nakajima - Trưởng đại diện Văn phòng Jetro Hà Nội.

Ông Takro Nakajima: Ngay khi ký kết giữa Chính phủ và các doanh nghiệp, dự án này sẽ được triển khai, một vài công ty đã rục rịch có những động thái đầu tiên. Hiện tại chưa có thông tin cụ thể của từng dự án của doanh nghiệp mà chỉ có kế hoạch kinh doanh. Bước tiếp theo chúng tôi sẽ đối thoại với các doanh nghiệp này, sau đó doanh nghiệp đầu tư thiết bị, chúng tôi sẽ thẩm định dự án và cấp tiền đầu tư.

Những doanh nghiệp trong ngành thiết bị y tế sẽ phải hoàn thành đầu tư, mở rộng sản xuất và tháng 3/2023. Những doanh nghiệp trong các lĩnh vực còn lại sẽ phải hoàn tất hạn chót vào tháng 3/ 2025. Chính phủ Nhật Bản sẽ có đội ngũ giám sát hoạt động chặt chẽ của các doanh nghiệp này. Nếu như các doanh nghiệp có những hoạt động không đúng cam kết về mở rộng đa dạng chuỗi sẽ không được nhận bất kỳ một khoản hỗ trợ nào.

Hầu hết các doanh nghiệp mở rộng sản xuất sang Việt Nam lần này trong lĩnh vực thiết bị y tế, đồ bảo hộ, Nhà đầu tư Nhật Bản còn quan tâm đầu tư những lĩnh vực gì tại Việt Nam?

Ông Takro Nakajima: Hiện nay lĩnh vực thiết bị y tế, đồ bảo hộ được ác danh nghiệp quan tâm hàng đầu, lý do là đang dịch bệnh, cũng như Việt Nam là một quốc gia có uy tín, có nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may, có thể sản xuất khẩu trang vải, khẩu trang y tế và đồ bảo hộ.

Các lĩnh vực khác các doanh nghiệp cũng đang quan tâm mở rộng đầu tư tại Việt nam như: Công nghệ thông tin, thiết bị máy móc phát triển công nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước