Doanh nghiệp nỗ lực khai thác thị trường mới

Lê Phượng-Thứ hai, ngày 27/03/2023 12:09 GMT+7

VTV.vn - Giữa những khó khăn ở thị trường truyền thống, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tìm thị trường mới, đẩy các sản phẩm thế mạnh sang thị trường ngách để duy trì sản xuất.

Tại một số nước trên thế giới, nhiều mặt hàng được coi là không thiết yếu, hàng tồn kho lên tới 70%. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc bán sản phẩm.

Thậm chí, Hiệp hội điều Việt Nam đã xin giảm chỉ tiêu xuất khẩu vì khó khăn ở những thị trường truyền thống, thị trường chủ lực. Giữa khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực tìm thị trường mới, đẩy các sản phẩm thế mạnh của mình sang thị trường ngách để duy trì sản xuất.

Mỗi tháng, Tập đoàn Long Sơn xuất khẩu khoảng 2.000 tấn nhân hạt điều sang thị trường truyền thống Mỹ, Nhật, châu Âu. Do ảnh hưởng lạm phát, sản phẩm chủ lực đã được xuất khẩu sang thị trường ngách (thị trường không chủ lực) giúp doanh nghiệp có được cơ hội tăng doanh thu.

Còn Công ty TNHH Vinahe đã tận dụng nguyên liệu trong quá trình chế biến bị vỡ, bể để tạo ra sản phẩm mới và chào hàng tại các thị trường mới với giá khuyến mãi. Sản phẩm ngách, thị trường ngách kỳ vọng là hướng đi mới giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Doanh nghiệp nỗ lực khai thác thị trường mới - Ảnh 1.

Hiệp hội điều Việt Nam đã xin giảm chỉ tiêu xuất khẩu vì khó khăn ở những thị trường truyền thống, thị trường chủ lực. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

"Thị trường truyền thống tương đối chậm, vì vậy chúng tôi đã đưa ra các sản phẩm phù hợp với thị trường ngách. Đặc biệt chúng tôi hướng tới thị trường Trung Đông, cũng như một số nước châu Mỹ như Mexico", ông Nguyễn Hoàng Đạt, Giám đốc Công ty TNHH Vinahe, cho biết.

Hiện Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do nên doanh nghiệp có nhiều cơ hội cạnh tranh ở các thị trường mới. Xu hướng tìm kiếm, đa dạng thị trường hay dùng sản phẩm ngách để tạo lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp.

"Mỗi lần chuyển đổi như vậy mình phải thay đổi nhiều thứ, thay đổi đội ngũ, chuỗi cung ứng, cơ sở vật chất nên phải mất vài năm", ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (Hawa), cho hay.

Cũng theo các doanh nghiệp, ngoài tham gia triển lãm, diễn đàn xúc tiến thương mại, doanh nghiệp cũng cần tháo gỡ từ phía cơ quan xúc tiến thương mại để định hướng sản phẩm, tiếp cận nhanh nhiều thị trường mới giúp tăng doanh thu.

Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng, 'giữ việc' cho người lao động Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng, "giữ việc" cho người lao động

VTV.vn - Dù đã gần hết quý I, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, sắp xếp tối ưu hóa sản xuất để "giữ việc" cho người lao động.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước