Những con số trên phần nào cho thấy hiệu quả hoạt động và đóng góp của khối doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cần sửa đổi, điều chỉnh chính sách ra sao để tiếp tục phát huy vai trò của lực lượng này.
Đây cũng là nội dung của hội thảo khoa học diễn ra chiều 12/10 do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp đồng tổ chức.
Điển hình là lĩnh vực ngân hàng khi riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã cung cấp gần 50% tổng dư nợ của toàn hệ thống, là công cụ dẫn dắt và ổn định thị trường hay như Tập đoàn Điện lực đã đảm bảo đưa điện đến 100% số xã, đưa chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đứng thứ 27/190 quốc gia, vượt trên cả các quốc gia giàu có, phát triển hơn.
Tuy nhiên, một thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Nhà nước được nhiều ý kiến nhắc tới, đó là cơ chế cạnh tranh thị trường khi vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị nhưng vẫn phải kinh doanh có lãi.
Đòi hỏi cơ chế hỗ trợ vốn và tăng vốn kịp thời cho khối doanh nghiệp Nhà nước cũng được đề cập. Để phần nào tháo gỡ vấn đề này, đại diện SCIC cho biết, từ 2025, thay vì chỉ quản lý vốn, thoái vốn, sẽ tiến tới mô hình quỹ đầu tư Chính phủ, chủ động đầu tư từ vốn Nhà nước.
Riêng trong năm nay, Khối các doanh nghiệp nhà nước đã hỗ trợ toàn quốc chống dịch COVID-19 dưới nhiều hình thức, với tổng giá trị lên tới 24 nghìn tỷ đồng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!