Đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

VTV Digital-Thứ sáu, ngày 16/08/2024 13:26 GMT+7

VTV.vn - Cần đổi mới quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ quản lý theo cơ chế hành chính sang cơ chế đầu tư, kinh doanh vốn, đặc biệt các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa.

Đây là 1 trong nhiều đề xuất được đưa ra tại tọa đàm về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Dự thảo đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi từ các bên liên quan.

Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, việc xây dựng dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng như xây dựng hành lang này vậy. Chỉ tạo ra hành lang pháp lý cho doanh nghiệp đi, còn sẽ không quy định chi tiết là doanh nghiệp phải đi bên phải hay bên trái. Tất cả được quản lý dựa trên hiệu quả của dòng vốn. Các ý kiến đề xuất cần phân cấp mạnh hơn cho người đại diện vốn tại doanh nghiệp, Nhà nước là 1 nhà đầu tư vốn và không can thiệp hành chính trực tiếp vào hoạt động quản trị của doanh nghiệp.

Bà Vũ Thị Hải Phượng - Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Quân đội MB cho ý kiến: "Công ty tư nhân người ta quyết vấn đề rất nhanh, từ đầu tư, nhân sự, mua sắm, nhưng nếu ta quy định chặt quá thì sẽ bó buộc các quyết sách của doanh nghiệp đó, nên làm giảm đi năng lực cạnh tranh".

"Đối với người đại diện vốn như chúng tôi, thì mong muốn tăng cường phân cấp cho người đại diện vốn tại hội đồng quản trị hay ở hoạt động điều hành như chúng tôi", bà Đào Thúy Hà - Phó Tổng Giám đốc CTCP Traphaco chia sẻ.

Ghi nhận ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, đại diện Bộ Tài chính khẳng định dự thảo luật được xây dựng theo hướng tách bạch rõ chức năng chủ sở hữu vốn với chức năng quản lý nhà nước. Đồng thời, phân công, phân cấp mạnh về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn chủ yếu tập trung quản lý các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, tức là các doanh nghiệp F1.

Ông Bùi Tuấn Minh - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính ch biết: "Nhà nước quản lý vốn thông qua cơ quan chủ sở hữu và tới F1, hoàn toàn không có quản lý vốn ở F2. Trong hoạt động đầu tư chỉ xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư, toàn bộ hoạt động đầu tư thực hiện theo các luật chuyên ngành".

Dự thảo luật cũng dành riêng 1 chương về hoạt động đầu tư doanh nghiệp, để tạo sự chủ động, thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư. Trong đó, quy định cụ thể trình tự, thủ tục, mức độ phân cấp nhằm rút ngắn thời gian thực hiện.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước