EU và G7 gia tăng sức ép lên năng lượng Nga

VTV Digital-Thứ hai, ngày 15/05/2023 09:17 GMT+7

EU cùng với nhóm G7 đang cân nhắc đưa ra biện pháp trừng phạt với mặt hàng khí đốt của Nga. (Ảnh minh họa - Ảnh: CFR)

VTV.vn - Thị trường năng lượng toàn cầu được dự báo chứng kiến nhiều biến động, trước những động thái gần đây từ phía các nước phương Tây nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga.

Trước đó hồi tháng 12/2022 và tháng 2/2023, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức cấm nhập khẩu đối với dầu thô và sản phẩm dầu của Nga bằng đường biển.

Đây được xem là những biện pháp cấm vận mạnh mẽ nhất của EU đối với lĩnh vực năng lượng của Nga, bởi trước đó, thị trường EU chiếm tới gần một nửa lượng dầu xuất khẩu của Nga, và lệnh cấm đã dừng khoảng 90% dòng xuất khẩu này.

Trong đề xuất mới đây, các nước EU đang cân nhắc khả năng sẽ tiếp tục mở rộng lệnh cấm này với nhánh phía Bắc của đường ống Druzhba - tuyến đường ống dẫn dầu từ Nga sang châu Âu hiện vẫn còn hoạt động.

Đồng thời, EU cùng với nhóm G7 cũng đang cân nhắc lần đầu tiên đưa ra biện pháp trừng phạt với mặt hàng khí đốt của Nga

Theo tờ Thời báo Tài chính, kế hoạch ngăn chặn Nga tái khởi động một số đường ống khí đốt sang châu Âu sẽ được thông qua trong hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới tại Nhật Bản.

Hồi năm 2022, Nga đã dừng vận chuyển khí đốt qua đường ống Yamal trên lãnh thổ Ba Lan, cũng như đường ống Dòng chảy phương Bắc 1. Những động thái này cũng nhằm củng cố quyết tâm của các nước phương Tây với việc chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga trong hàng thập kỷ qua.

Việc Nga cắt đứt nguồn cung khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 kết nối với Đức trong năm ngoái đã châm ngòi cuộc khủng hoảng năng lượng khắp châu Âu.

Giá TTF (giá tiêu chuẩn cho tất cả khí đốt được giao dịch trong khối) vọt lên mức hơn 340 Euro/MWh vào mùa hè năm 2022. Tuy nhiên, giá TTF trong những ngày gần đây đã giảm mạnh còn 35,2 Euro/MWh, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021.

Những tháng gần đây, giá khí đốt giảm mạnh nhờ châu Âu cắt giảm thành công nhu cầu trong mùa đông, đẩy nhanh triển khai năng lượng tái tạo và tiếp cận các nguồn cung thay thế, chẳng hạn như khí đốt hóa lỏng (LNG) vận chuyển bằng đường biển.

Tỷ trọng nhập khẩu khí đốt của châu Âu từ Nga giảm từ hơn 40% xuống dưới 10%, đồng thời một mùa đông ôn hòa đã giúp châu Âu duy trì dự trữ khí đốt ở mức cao.

Các quan chức châu Âu cho rằng các kho trữ khí đốt trong khu vực sẽ sớm đạt công suất tối đa trước mùa đông tới. Hiện các kho trữ khí đốt này ở mức khoảng 60% so với khoảng 30% vào cùng thời điểm năm 2022.

EU có thể từ bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga vào năm 2028 EU có thể từ bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga vào năm 2028

VTV.vn - Một báo cáo mới từ Tập đoàn Tài chính bền vững Oxford cho biết các khoản đầu tư lớn vào công nghệ xanh sẽ giúp EU có thể từ bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước