Theo Fitch Solutions, gia tăng thặng dư thương mại sẽ giúp cân bằng lại sự suy yếu của dòng vốn FDI trong ngắn hạn, và củng cố sức mạnh của VND.
Nguyên nhân thặng dư thương mại vẫn sẽ tiếp tục đà tăng trong ngắn hạn, theo tổ chức này, là bởi giá dầu thấp sẽ kéo giảm kim ngạch nhập khẩu, trong khi xuất khẩu sẽ có đà tăng nhờ làn sóng dịch chuyển đầu tư, sản xuất sang Việt Nam trong suốt 2 năm qua.
Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8 cũng sẽ là động lực xuất khẩu quan trọng.
Tỷ giá bình quân VND/USD giai đoạn 10/2015 - 10/2020
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có dấu hiệu suy yếu trong năm nay, chủ yếu do tác động từ COVID-19, gây tác động nhẹ tới tỷ giá. Hết 9 tháng, tổng vốn FDI điều chỉnh và đăng ký mới chỉ đạt 21,2 tỷ USD, tương đương 81,1% so với cùng kỳ 2019.
Tuy nhiên, lượng vốn FDI giải ngân vẫn đạt 13,8 tỷ USD, tương đương 96,8% so với cùng kỳ 2019. Do đó, Fitch Solutions nhận định Covid-19 chưa gây ra có cú sốc đáng kể đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Hết tháng 7, dự trữ ngoại hối đã đạt mức 84 tỷ USD, tương đương tổng giá trị nhập khẩu trong 4 tháng. Do đó, Fitch Solutions cho rằng Ngân hàng Nhà nước có đủ dư địa để can thiệp và ổn định tiền đồng từ nay tới cuối năm.
Fitch Solutions dự báo, trong dài hạn, dự báo tỷ giá sẽ tiếp tục tăng nhẹ, ở mức trung bình 23.400 VND/USD trong 2021, và 23.600 VND/USD trong 2022.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!