Cùng thời điểm, giá dầu tại thị trường châu Á cũng theo đà đi lên sau khi nhà sản xuất dầu quốc doanh Aramco của Saudi Arabia tăng giá bán chính thức đối với dầu thô của công ty này - một động thái cho thấy nhu cầu năng lượng vẫn mạnh mẽ, trong khi nguồn cung bị thắt chặt.
Cụ thể, đầu phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Tokyo (Nhật Bản), giá dầu thô Brent tăng 90 xu Mỹ (1,1%), lên 83,64 USD/thùng, sau khi giảm gần 2% trong tuần trước.
Giá dầu ngày 8/11 duy trì đà tăng đúng như dự đoán của giới phân tích khi chốt lại phiên giao dịch tuần trước, nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu thô gia tăng khi các nước châu Âu, Mỹ bước vào mùa Đông và mùa mua sắm sẽ thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trước đó đã kêu gọi OPEC+ sản xuất nhiều dầu hơn để hạn chế đà tăng giá dầu. Sau quyết sách của OPEC+, chính quyền của ông Biden tuyên bố sẽ có "các công cụ khác" để đối phó với giá dầu tăng cao hơn.
Nhu cầu cao nhưng nguồn cung hạn chế và cần thời gian để khôi phục, trong khi các nguồn cung mới cần thời gian để đầu tư, tìm kiếm… đã tạo nên sự mất cân đối cung – cầu trên thị trường dầu thô, trong đó cầu đang vượt cung và điều này đã đẩy giá dầu thô tăng cao trong thời gian qua.
Giá dầu thô WTI đã có lúc chạm ngưỡng trên 81 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (5/11). Tuy chưa phải mức đỉnh như phiên cuối tuần trước, nhưng giới phân tích dự báo giá dầu có thể còn tăng tiếp do tác động từ cuộc họp của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và những quốc gia sản xuất dầu liên minh (OPEC+).
Trong một diễn biến khác, nhập khẩu dầu của Trung Quốc trong tháng 10/2021 giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm, do các nhà máy lọc dầu quốc doanh từ chối mua vào do giá cao hơn, trong khi các nhà máy lọc dầu độc lập bị hạn chế bởi quy định về hạn ngạch nhập khẩu dầu thô.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!