Thậm chí, các khách hàng lớn của ngành điện như Hiệp hội thép Việt Nam hôm 12/6 vừa qua đã có công văn gửi Chính phủ và Bộ Công Thương đề nghị cân nhắc, xem xét lại thời điểm và mức tăng giá bán điện. Công văn gửi đi sau khi Hiệp hội này nhận được thông tin, bản dự thảo lần thứ 3 quyết định cơ cấu giá bán điện sẽ có hiệu lực 1/7. Trong đó, giá điện được tính cho ngành sắt thép, xi măng dự kiến tăng ở mức 2-16% so với các ngành sản xuất khác ở tất cả các cấp điện áp.
Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá điện sẽ được điều chỉnh tăng từ 1/7. Nhưng với tình hình hiện nay, các chuyên gia đều nhận định rằng việc điều chỉnh tăng giá điện là không thể tránh khỏi, vấn đề ở đây là ở thời điểm nào.
Là quốc gia có giá thành phẩm bán ra ở mức thấp trong khu vực, khoảng 7-8 cent/Kwh, giá điện Việt Nam hiện nay đang được bán ra thấp hơn so với giá thành phát điện mà các nguồn than khí, dầu hoặc mua điện từ nước ngoài. Giá điện rẻ không phải do ngành điện đã cân đối được thu chi mà do chính sách giá hiện nay đang bao cấp cho cả xã hội.
Giá bán thấp nhưng giá điện ở Việt Nam luôn là vấn đề nhạy cảm bởi tác động của nó đến nền kinh tế và đời sống xã hội là rất lớn. Nếu giá điện vượt quá khả năng nền kinh tế sẽ làm giá hàng hóa dịch vụ tăng, qua đó làm giảm sức cạnh tranh. Nhưng giá điện không hợp lý sẽ làm đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.
Ngược lại nếu giá điện thấp, ngành điện sẽ kéo dài tình trạng lỗ và không đủ vốn để tái đầu tư, phát triển mới nguồn và lưới điện. Mặt khác nếu giá điện thấp, Việt Nam khó khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng thêm các nhà máy phát điện.
‘ Các khách mời trong cuộc trao đổi với phóng viên Đài THVN
Giải quyết bài toán giá điện trong có chế thị trường chính là mấu chốt để thúc đẩy hình thành thị trường điện cạnh tranh thực thụ trong tương lai gần. Vấn đề đặt ra là các ngành chức năng sẽ vận hành cơ chế giá điện theo quy luật thị trường như thế nào để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và các hộ dùng điện.
Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi với các khách mời là TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội; TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam và ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.
Sau đây là nội dung chi tiết cuộc trao đổi: