Lực lượng lao động giảm sút sẽ khiến việc phục hồi kinh tế của các quốc gia trở nên khó khăn hơn, bên cạnh đó, chính phủ sẽ phải gánh trên vai các khoản chi phí an sinh xã hội lớn, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của kinh tế.
‘ Hình minh họa
Theo nghiên cứu của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s, nhiều nền kinh tế trong thời gian tới sẽ cảm nhận được tình trạng “đau lưng, mỏi gối “ của tình trạng lão hóa trong lực lượng lao động.
Bà Anne Van Praagh, Giám đốc Quỹ đánh giá rủi ro, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s nói: “Chúng ta đều đã nghe về vấn đề lão hóa, tuy nhiên, chuyện này thường được coi là vấn đề dài hạn. Trên thực tế, đây là một nguy cơ đang diễn ra rất nhanh và có khả năng gây suy thoái kinh tế toàn cầu”.
Dự kiến, tình trạng lão hóa dân số sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu kì giảm 0.5% trong 5 năm tới. Theo nghiên cứu của Moody’s, đến năm 2050, tại các nước phát triển, có ba người thì có một người già 65 tuổi.
Bà Anne Van Praagh cho biết thêm: “Chúng tôi có báo cáo về sự sụt giảm nhân công tại Nga, Nhật và Đức. Ở Mỹ cũng có dấu hiệu sụt giảm rõ ràng. Đây không chỉ là vấn đề của nước phát triển mà còn là vấn đề của các thị trường mới nổi. Vì vậy, sụt giảm lực lượng lao động cũng sẽ sớm xuất hiện ở Trung Quốc hay Chile”.
Các chính phủ đang chịu sức ép phải thay đổi chính sách như tăng độ tuổi nghỉ hưu hay sử dụng công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động.