Tiền trả lương nhân viên, tiền thanh toán cho nhà cung cấp, tiền trả chi phí mặt bằng, điện nước được hiểu nôm na là vốn lưu động của một doanh nghiệp. Đến mỗi dịp cuối năm thì câu chuyện vốn lưu động cho doanh nghiệp đặc biệt những doanh nghiệp vừa và nhỏ nóng trở lại.
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 30/11/2023, tín dụng đối với nền kinh tế đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022. Trước đó, tính đến cuối tháng 9, tăng trưởng tín dụng mới đạt 6,92%. Như vậy chỉ trong 2 tháng thì tín dụng đã tăng hơn 2,2%. Điều này phần nào cho thấy doanh nghiệp đang cần nhiều vốn hơn vào dịp cuối năm, phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp dịp cuối năm tăng cao. Ảnh minh họa.
Về phía ngân hàng cũng đang triển khai nhiều giải pháp từ đơn giản hóa thủ tục, số hóa, ưu đãi lãi suất để thúc đẩy tín dụng cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó trong việc tiếp cận dòng vốn lưu động tại ngân hàng.
Vậy nguyên nhân chính nào khiến doanh nghiệp không thể tiếp cận được dòng vốn của ngân hàng? Làm sao để khơi thông dòng vốn lưu động cho doanh nghiệp trong thời điểm này? Phía ngân hàng đã có giải pháp thúc đẩy tín dụng như thế nào cho các doanh nghiệp, đặc biệt với những doanh nghiệp vay mới phục vụ cho sản xuất kinh doanh?
Xung quanh các nội dung trên, mục Tiêu điểm của chương trình Dòng chảy tài chính với sự tham gia của ông Đinh Thế Cường - Giám đốc Cao cấp Phát triển sản phẩm SME - Khối Khách hàng doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) đã có những phân tích chi tiết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!