Sản xuất mía đường tại Việt Nam đã phát triển hơn 20 năm. Tuy có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn lực nhưng giá thành sản xuất đường lại cao hơn các nước trong khu vực.
Hàng loạt các tham luận, đánh giá, phân tích chuyên sâu về thực trạng khó khăn đang tồn tại của ngành mía đường Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã được trình bày tại hội thảo. Đáng chú ý nhất là tham luận về giải pháp phát triển bền vững vùng mía nguyên liệu Hậu Giang của Công ty mía đường Cần Thơ.
Tham luận phân tích rõ thực trạng yếu kém của ngành sản xuất mía đường hiện nay. Đó là diện tích canh tác mía nhỏ lẻ, manh mún, trình độ kỹ thuật thâm canh trong sản xuất mía của nông dân còn yếu và chưa đồng đều, công tác khuyến nông cho cây mía chưa được ngành nông nghiệp các địa phương chú trọng, nhất là nguồn mía giống chất lượng trong nước còn thiếu dẫn đến năng suất và chữ đường thấp.
Hầu hết các nhà máy đường nước ta đều có quy mô nhỏ, dưới 3.000 tấn mía đường/ngày, công nghệ lạc hậu. Chính vì vậy, giá thành sản xuất cao, dẫn đến giá sản phẩm mía đường Việt Nam khi được đưa ra thị trường, đến tay người dùng luôn cao hơn so với giá thành của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đã đến lúc phải tập trung các giải pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn này để ngành mía đường nước ta cạnh tranh tốt hơn trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Một giải pháp mà các đại biểu đặc biệt lưu tâm và cũng được xem là con đường tất yếu để phát triển bền vững ngành mía đường, đó là làm sao giảm chi phí sản xuất mía nguyên liệu. Bởi thực tế, trong sản xuất đường, chi phí mía nguyên liệu chiếm tỷ trọng từ 70 - 80% giá thành sản xuất.
Nhà máy mía đường Trà Vinh hoạt động trở lại VTV.vn - Công ty CP Mía đường Trà Vinh cho biết, 2 ngày qua, đơn vị đã tiến hành thu mua mía của nông dân và ngày 19/1, Nhà máy mía đường Trà Vinh sẽ chính thức đi vào sản xuất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!