Hoạt động mua bán và xử lý
nợ xấu của VAMC được nhiều chuyên gia ví von như một người vừa đi vừa dọn đường.
Hai tháng cuối cùng của năm 2013 là thời điểm có ý nghĩa quyết định tới những số liệu về tình hình hoạt động của từng tổ chức tín dụng cũng như cả ngành ngân hàng. Tiến trình mua nợ của VAMC được cập nhật liên tục, hàng tuần, thậm chí là vài ba ngày… 35 tổ chức tín dụng đã bán nợ cho VAMC, số nợ tương đương hơn 1% tổng quy mô tín dụng của toàn hệ thống. Trong khi đó, 2 tháng đầu năm nay, số nợ xấu chào bán cho tổ chức này đã giảm đáng kể.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch thường trực VAMC cho biết: “Năm 2014, chúng tôi tiếp tục thẩm định và sẽ mua 10.000 tỷ đồng nợ xấu trong quý I”.
‘ Ảnh minh họa
Con số nợ xấu mà các tổ chức tín dụng muốn bán cho VAMC trong hai tháng qua không lớn, theo một số chuyên gia có lý do từ hai phía.
Ông Lê Thẩm Dương, Đại học Ngân hàng TP.HCM: “Sau một thời gian bán ồ ạt thì những khoản nợ xấu còn lại, các ngân hàng cũng cần rà soát lại, VAMC cũng cần rà soát. Thêm nữa thanh khoản của các ngân hàng hiện nay đang rất tốt, nên giảm áp lực bán nợ”.
Tỷ lệ nợ xấu đã công bố của hầu hết các ngân hàng đều thấp hơn so với năm 2012 và phần lớn đều có số đẹp: dưới 3%. Tuy nhiên, chính Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, nếu tính toán chi ly, nợ xấu sẽ cao hơn con số chính thức 3,63% khá nhiều. Việc trì hoãn thực hiện phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế như tinh thần Thông tư 02 trước sửa đổi đã loại bỏ sức ép phải bán nợ ngay lập tức của các tổ chức tín dụng.
Mục tiêu của VAMC là mua từ 100.000-150.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2014 và khoảng 10.000 tỷ đồng trong quý I. Với tốc độ mua bán và xử lý nợ xấu như hiện nay, không loại trừ khả năng, nợ VAMC mua được chỉ nhỏ giọt đầu năm, nhưng sẽ ồ ạt vào cuối năm. Kịp để số nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ không quá xấu, khi bắt buộc phải phân loại nợ theo chuẩn mực mới vào đầu năm 2014.
Mời quý vị theo dõi VIDEO chi tiết: