Gián đoạn nguồn cung có thể kéo dài đến 2023

VTV Digital-Thứ sáu, ngày 18/02/2022 14:32 GMT+7

Theo IMF, đại dịch COVID-19 đã gây ra 40% sự gián đoạn về nguồn cung. (Ảnh minh họa - Ảnh: New York Times)

VTV.vn - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, tình trạng gián đoạn nguồn cung trên toàn cầu có thể kéo dài đến năm 2023.

Báo cáo của IMF cho rằng, mặc dù các quy định hạn chế phòng dịch COVID-19 đang được nới lỏng, tuy nhiên sự lây lan của biến thể Omicron có thể sẽ mang tới "sự bất ổn mới".

Báo cáo của IMF nêu rõ: "Châu Âu và Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp hạn chế mới, qua đó sẽ gây ra nhiều gián đoạn hơn về nguồn cung. Nhìn chung, sự gián đoạn này có thể còn kéo dài tới năm 2023".

Theo IMF, đại dịch COVID-19 đã gây ra 40% sự gián đoạn về nguồn cung. Tuy vậy, IMF cũng cho rằng tình trạng thiếu hụt lao động và cơ sở hạ tầng bị xuống cấp có thể có ảnh hưởng dai dẳng hơn đến nguồn cung và lạm phát hơn là việc các nhà máy buộc phải ngừng hoạt động.

IMF kêu gọi giải quyết "các nút thắt nguồn cung một cách trực tiếp bằng việc ra các quy định cụ thể", trong đó bao gồm cả việc mở rộng giờ hoạt động tại các cảng, đẩy nhanh các giấy phép cần thiết cho các hoạt động vận tải, hậu cần và thúc đẩy nhập cư để giải quyết tình trạng thiếu lao động.

Báo cáo của IMF cũng cho biết các biện pháp chi tiêu có thể được sử dụng để giúp giải quyết tình hình, tuy nhiên "việc hỗ trợ nên có trọng điểm hơn".

IMF cho rằng, các chính sách áp dụng quá rộng rãi có thể thúc đẩy nhu cầu và gây ra nhiều nút thắt về nguồn cung hơn, cũng như khiến tình trạng lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn.

"Các biện pháp quản lý và tài khóa có mục tiêu càng thành công trong việc giảm bớt các nút thắt nguồn cung, thì sẽ càng giảm thiểu khả năng các nhà hoạch định chính sách buộc phải giảm tổng cầu và tăng trưởng kinh tế để kiềm chế lạm phát", báo cáo của IMF nêu.

Cú sốc nguồn cung khí đốt đe dọa kinh tế Eurozone Cú sốc nguồn cung khí đốt đe dọa kinh tế Eurozone

VTV.vn - ECB dự báo giá năng lượng tăng cao sẽ khiến sản lượng kinh tế của Eurozone giảm khoảng 0,2% trong năm 2022.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước