Khi các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về nhiều mặt, người tiêu dùng sẽ hưởng lợi ít nhất là trong ngắn hạn. Còn doanh nghiệp chấp nhận dùng mọi cách như khuyến mãi, giảm giá để mang lợi cho người tiêu dùng và đổi lấy "miếng bánh" thị trường đầy tiềm năng về dài hạn. Vậy thực sự "miếng bánh" giao đồ ăn trực tuyến này béo bở đến đâu?
Trên toàn cầu, các ứng dụng trực tuyến giao thực phẩm cũng đang trở thành xu hướng không thể bỏ qua.
Nếu như người dùng tại Đông Nam Á đã không còn xa lạ với dịch vụ giao thực phẩm của Grab và Go-jek, thì tại Mỹ, những cái tên như GrubHub, Doordash và UberEATS cũng đã bắt đầu trở nên quen thuộc. Trong khi đó, thị trường hơn 1 tỷ dân Ấn Độ lại chứng kiến Swiggy, một tên tuổi tí hon chỉ mất 4 năm để giành danh hiệu "startup kỳ lân" nhờ vào giao đồ ăn.
Sự nắm bắt tâm lý của khách hàng cùng khả năng sinh lời ngay cả trong một thị trường thực phẩm đã khá chật hẹp chính là sức hấp dẫn của lĩnh vực giao đồ ăn. Điển hình như UberEATS đã thu về tới 3 tỷ USD cho gã khổng lồ đặt xe, một điểm sáng giữa tình hình kinh doanh khó khăn
Các thương hiệu lớn cũng không thể bỏ qua xu hướng giao hàng trực tuyến. UberEATS là đối tác chính của gã khổng lồ thức ăn nhanh McDonald's, trong khi Yum, công ty mẹ của các chuỗi KFC và Pizza Hut lại là cổ đông chiến lược của GrubHub - những mối quan hệ đang càng khiến cho thị trường giao đồ ăn toàn cầu trở nên nóng hơn trong thời gian tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!