Giấy phép "con", giấy phép "cháu", giấy phép "chắt" cản trở hàng hóa ra thị trường

Khánh Nguyễn-Thứ năm, ngày 01/11/2018 22:13 GMT+7

VTV.vn - Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo hướng vừa đảm bảo quản lý nhà nước và lợi ich doanh nghiệp.

ĐBQH Phạm Trí Thức - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đặt câu hỏi dành cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng về kết quả thực hiện thủ tục cắt giảm điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp và công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động xuất nhập khẩu thời gian qua như thế nào và giải pháp trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, đây cũng là vấn đề ĐBQH Trương Minh Hòa - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn hôm qua (31/10) cũng quan tâm.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01, đưa ra mục tiêu cắt giảm và đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh và 50% các thủ tục kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa nhập khẩu.

"Tại sao đưa ra vấn đề mục tiêu như vậy? Theo Luật Đầu tư, có 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện rà soát có 6.191 điều kiện kinh doanh. Như vậy, có thể nói, nhiều điều kiện kinh doanh rất khó khăn cho gia nhập thị trường với giấy phép "con", giấy phép "cháu", có khi đến cả "chắt". Với 100 ngành hàng được kiểm tra chuyên ngành và theo báo cáo của Viện Quản lý Trung ương năm 2018, doanh nghiệp phải bỏ ra 28,8 triệu ngày công tương đương với 14.200 tỷ đồng nhưng kiểm tra chỉ phát hiện ra 0,06%. Như vậy, có thể nói là hiệu quả không đạt được", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói.

Giấy phép con, giấy phép cháu, giấy phép chắt cản trở hàng hóa ra thị trường - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trả lời trước Quốc hội chiều 1/11. Ảnh: Quochoi.vn

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, đến nay, khi Chính phủ và Thủ tướng chỉ đạo tập trung thì đây là vấn đề đột phá mạnh mẽ, coi đây là vấn đề dư địa tăng trưởng từ đó, chỉ đạo các bộ, ngành rất mạnh để thực hiện. Theo đó, trước hết là điều kiện kinh doanh thì phải thực hiện theo nguyên tắc, rà soát lại, đảm bảo những tính hợp lý, hợp pháp và hiệu quả của điều kiện kinh doanh. Phải đảm bảo đồng bộ 2 mục tiêu một lúc: Đó là phải đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp. Những điều kiện kinh doanh này phải đáp ứng điều kiện quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng thì mới gọi là điều kiện kinh doanh. Từ đó, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, các Bộ tham gia rất mạnh.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thống kê: "Đến nay đã cắt giảm 3.004 điều kiện kinh doanh, khoảng 50% chỉ tiêu của 6.191 điều kiện, như vậy đạt 97%, còn thiếu 3%, các Bộ đang làm 92 điều kiện còn lại. Một số Bộ thực hiện rất mạnh mẽ và quyết liệt như: Bộ Xây dựng cắt 183/215, vượt 35,12%, Bộ Y tế cắt giảm 1.343, vượt 21,78%, Bộ Tài nguyên và Môi trường vượt 12%, Bộ Giáo dục và Đào tạo vượt 11,78%".

"Việc cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng xuất khẩu đã cắt giảm được 6.776/9.926 dòng hàng kiểm tra. Như vậy, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, chúng ta đã tiết kiệm 11 triệu bộ hồ sơ xuất nhập khẩu, trong đó có 5,36 triệu bộ, tiết giảm được 3 giờ từ 58 giờ xuống 55 giờ, tương đương tiết kiệm được 16 triệu giờ. Tiết kiệm được 6 giờ của 5,72 triệu bộ hồ sơ nhập khẩu, tương đương tiết kiệm được 34 triệu giờ", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng báo cáo trước Quốc hội.

"Chúng ta đã tiết kiệm được 19 USD/1 lô hàng, tiết kiệm trên 200 triệu USD, tương đương trên 4.000 tỷ đồng. Đây là hiệu quả quan trọng chúng ta làm được. Ví dụ, Nghị định 15 của Bộ Y tế và Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình là tiết kiệm 2.900 triệu ngày công, tương đương 2.500 tỷ đồng".

Kiểm tra chuyên ngành - Khâu tốn thời gian nhất khi DN Việt Nam nhập khẩu Kiểm tra chuyên ngành - Khâu tốn thời gian nhất khi DN Việt Nam nhập khẩu Doanh nghiệp 'chóng mặt' vì kiểm tra chuyên ngành Doanh nghiệp "chóng mặt" vì kiểm tra chuyên ngành DN mất 30 triệu ngày công, 14.000 tỷ đồng/năm vì kiểm tra chuyên ngành DN mất 30 triệu ngày công, 14.000 tỷ đồng/năm vì kiểm tra chuyên ngành


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước