Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) chú trọng phân cấp, giảm thủ tục

Hoa Trà, Đức Chung (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ tư, ngày 24/10/2018 06:09 GMT+7

VTV.vn - Các nhóm vấn đề được tháo gỡ liên quan đến đối tượng dự án; trình tự, thủ tục và sự thiếu thống nhất giữa các luật liên quan đến đầu tư công.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 9/2018 mới chỉ đạt 48%. Do đó, luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công tập trung tháo gỡ 3 nhóm vấn đề vướng mắc chủ yếu.

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã bỏ quy định dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt là dự án nhóm A, phải xin ý kiến Thủ tướng trước khi đầu tư. Thay vào đó, dự thảo luật tăng mức phân loại theo tổng mức đầu tư.

Đối với dự án quan trọng quốc gia, tổng mức đầu tư tối thiểu được điều chỉnh tăng thêm 3,5 lần, từ 10.000 tỷ đồng lên 35.000 tỷ đồng. Với các dự án nhóm A, B,C, tùy từng lĩnh vực có mức điều chỉnh khác nhau. Nhìn chung, tổng mức đầu tư đều tăng hơn 3 lần so với hiện hành. Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng lưu ý, mức độ điều chỉnh tiêu chí là quá lớn, gấp 3,5 lần mức hiện hành, chưa đủ căn cứ để xem xét sửa đổi.

Một thay đổi quan trọng khác, chỉ các dự án nhóm A có sử dụng vốn ngân sách trung ương mới phải trình xin ý kiến Thủ tướng, còn nếu sử dụng vốn ngân sách địa phương sẽ do HĐND cấp tỉnh hoặc thường trực HĐND cấp tỉnh phê duyệt.

Tuy nhiên, một điểm lưu ý khác trong báo cáo thẩm tra, đối với các dự án không phải quyết định chủ trương đầu tư, cần đảm bảo quy định chặt chẽ, tránh dẫn đến quá nhiều dự án áp dụng thủ tục rút gọn, dẫn đến thiếu công khai, minh bạch.

Để thống nhất với Luật Quản lý nợ công, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng đề nghị Bộ Tài chính chủ trì xây dựng định hướng hợp tác, lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA; chủ trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất tài trợ chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, chứ không quy định cả hai Bộ cùng thực hiện.

Đáng chú ý, trong quá trình thẩm tra dự thảo Luật này, đã có 2 luồng ý kiến. Nhóm thứ nhất cho rằng nên sửa đổi toàn diện Luật Đầu tư công để có điều kiện khắc phục triệt để những bất cập hiện nay. Luồng ý kiến thứ 2 cho rằng chỉ nên sửa đổi một số điểm có vấn đề bức xúc nhất hiện nay, chứ chưa nên sửa đổi toàn diện bởi ngoài vướng mắc quy định luật, nguyên nhân chủ yếu là do tổ chức thực hiện Luật chưa nghiêm. Trong khi đó, thời gian hiệu lực mới có 3 năm, chưa đủ lâu để tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng.

Sau đây là một số ý kiến ghi nhận bên lề phiên họp chiều 23/10:

Trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công và dự kiến sẽ tiến hành bỏ phiếu thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa XIV vào giữa năm 2019.

Thủ tướng: Không ôm đồm, tạo thuận lợi cho địa phương giải ngân vốn đầu tư công Thủ tướng: Không ôm đồm, tạo thuận lợi cho địa phương giải ngân vốn đầu tư công Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cả nước đạt gần 28#phantram 6 tháng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cả nước đạt gần 28#phantram

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước