Kể từ cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, kinh tế Nhật Bản phải chật vật mới phục hồi từ hàng loạt vấn đề, trong đó có thất nghiệp. Vì vậy, suốt 1 thập kỉ qua, thất nghiệp đã trở thành một cơn ác mộng đối với thanh niên Nhật Bản.
Từ nhiều tháng nay, không khí ảm đạm đã bao trùm Trung tâm môi giới việc Hello Work bởi chưa có ai đi vào đây mà đi ra với tin vui. Thường xuyên tư vấn tìm việc cho giới trẻ dưới 35 tuổi nhưng tỷ lệ thành công của Hello Work rất thấp.
"Tôi mất việc khi suy thoái kinh tế mới diễn ra nhưng tôi không ngờ là tìm công việc mới lại khó khăn tới vậy. Đến giờ tôi cũng chỉ tìm được công việc bán thời gian", một người thất nghiệp tại Nhật Bản nói.
Vào thời điểm đó, Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama và nội các của mình đã phải đau đầu với tỷ lệ thất nghiệp quá cao 5,7%, trong đó đối tượng bị ảnh hưởng nhất chính là những người trẻ tuổi.
10 năm trôi qua, những thanh niên thất nghiệp năm nào giờ đã qua ngưỡng tuổi 30 và sự trượt dốc cùng với nền kinh tế của cả nước đã tạo cho họ một xu thế an phận với công việc họ đang làm, đặc biệt là so với người trẻ tuổi ở các quốc gia lân cận như Hàn Quốc hay Trung Quốc.
"So với thanh niên Nhật Bản, thanh niên Trung Quốc chưa từng trải qua cuộc đại suy thoái nào. Vì vậy, các công ty có nền tảng là những nhân viên không sợ hãi - những người tin rằng nếu công việc này không tốt, vẫn còn nhiều cơ hội khác ngoài kia", ông Rich King - Giám đốc công ty Michael Page nói.
Bên cạnh đó, "nhảy việc" có thể mang lại nhiều rủi ro nhất định trên đất Nhật - nơi mà nhiều công ty không muốn thuê tuyển nhân viên ở giữa độ tuổi nghề nghiệp.
Xu thế không "nhảy việc" có thể tạo ra một tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức đáy cho Nhật Bản là 2,8% - một con số nhiều quốc gia thèm muốn. Tuy nhiên, điều này lại là trở ngại cho mục tiêu tăng trưởng, kích thích tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!