Bà Trần Thị Phương Lan,
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết dự kiến, số lượng hàng hóa chuẩn bị
để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2017 (tính
cho 2 tháng từ 15/12/2016 đến 15/2/2017) gồm: Gạo 176.000 tấn; thịt lợn 30.600
tấn; thịt gà 12.800 tấn; thịt bò 9.200 tấn; trứng gia cầm 187,4 triệu quả;
183.400 tấn rau củ; thực phẩm chế biến 11.000 tấn; thủy hải sản 11.000 tấn;
nông lâm sản khô khoảng 3.500 tấn; 3.000 tấn bánh mứt kẹo; 200 triệu lít, bia,
rượu, nước giải khát; 120.000m3 xăng và các mặt hàng về may mặc, điện máy.
Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công
thương Hà Nội cho biết công tác chuẩn bị hàng hóa cho Tết Nguyên đán 2017 đang được gấp rút chuẩn bị tại Hà Nội
Theo bà Lan, ước tính tổng
giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn Thành phố đạt 23.000 tỷ đồng, tăng
khoảng 10% so với kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết năm 2016.
"Khả năng cung ứng hàng
hóa Tết của các doanh nghiệp tại Hà Nội là rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên
nếu trong trường hơp xảy ra thiếu hụt, Sở Công Thương Hà Nội đã liên kết các đầu mới tại các địa
phương lân cận để chuẩn bị khắc phục kịp thời", bà Lan cho biết.
Ngoài ra, để người dân
trên toàn địa bàn Thành phố có thể dễ dàng tiếp cận với hàng hóa Tết, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với UBND các quận, huyện thị xã
trong việc khảo sát, tổ chức các điểm bán hàng phục vụ trong dịp cuối năm 2016.
Cụ thể, Sở Công Thương
Hà Nội sẽ tổ chức 18 phiên chợ Việt, trên 300 chuyến hàng lưu động tại 18 huyện,
thị xã và các Khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố, 4 tuần hàng Việt tại thị
xã Sơn Tây, huyện Thanh Trì, huyện Quốc Oai, Thường Tín.
An toàn thực phẩm là vấn đề được rất nhiều người dân quan tâm
Trước những lo ngại về việc hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trong dịp Tết Nguyên đán, bà Trần
Thị Phương Lan khẳng định các cơ quan chức năng đã và đang huy động mọi nguồn lực
để đảm bảo chất lượng hàng hóa.
"Các lực lượng chức
năng sẽ tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, chợ, siêu thị, trung tâm
thương mại... Ngoài ra, các điểm tập kết chứa hàng lậu, kho tàng, bến bãi… cũng
sẽ thường xuyên được kiểm tra và giám sát.
Ngoài ra, công tác kiểm
tra vi phạm xuất xứ hàng hoá, giả mạo hàng Việt Nam, hàng hoá quá hạn sử dụng,
sửa hạn sử dụng, kiểm soát hàng nhập lậu… cũng sẽ liên tục được tiến hành", bà
Lan cho biết.
Về kết quả
kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu, từ ngày 15/11 đến
16/12/2016, Chi cục Quản lý thị trường đã kiểm tra 1.066 vụ, xử lý 824 vụ vi phạm,
tổng thu 9,356 tỷ đồng. Trong đó số vụ vi phạm về an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ
cao nhất với 208 vụ; 191 vụ vi phạm về hàng lậu; 107 vụ vi phạm về hàng giả, sở
hữu trí tuệ; 50 vụ vi phạm về đo lượng chất lượng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!