Ảnh minh họa - Nguồn: Cleveland.com.
Gói cứu trợ bao gồm việc cấp 1.200 tỷ USD kích cầu mùa dịch, 600 USD trợ cấp thất nghiệp mỗi tuần đến hết tháng 1/2021, 25 tỷ USD cho các hãng hàng không, 436 tỷ USD cho các chính quyền địa phương và tăng vốn cho vòng 2 của chương trình bảo vệ tiền lương PPP.
Tuy nhiên, chưa chắc gói cứu trợ này có thể thành sự thật khi vẫn đang vấp phải sự phản đối từ Thượng viện của Đảng Cộng hòa. Trong khi đó, cuộc đàm phán về một gói cứu trợ khác cho kinh tế Mỹ vẫn đang bế tắc.
Trong bối cảnh kỳ vọng về gói cứu trợ ngày càng mờ nhạt, hàng loạt doanh nghiệp Mỹ, trong đó có các hãng hàng không, thông báo kế hoạch cắt giảm nhân sự.
Theo đó, American Airlines sẽ cho nghỉ việc 19.000 nhân viên, trong khi với United Airlines là 13.000 người. Tuy nhiên, hai hãng đều cam kết đảo ngược quyết định này nếu giới chức Mỹ đạt thỏa thuận về gói cứu trợ.
Các hãng hàng không Mỹ đề xuất cứu trợ thêm 25 tỷ USD để duy trì việc trả lương cho nhân viên trong 6 tháng nữa, trong khi gói cứu trợ hiện tại, vốn có hiệu lực từ tháng 3, sẽ hết hạn vào ngày 30/9 (theo giờ địa phương).
Trước đó, công ty bảo hiểm Allstate để ngỏ khả năng cắt giảm 3.800 nhân viên, công ty dầu mỏ Marathon cũng có kế hoạch giảm 12% lực lượng lao động, tương đương hơn 2.000 người.
Trong khi đó, thị trường lao động Mỹ vẫn chưa sáng sủa hơn. Thống kê của Bộ Lao động Mỹ công bố cùng ngày cho thấy trong tuần qua, đã có hơn 837.000 người nộp đơn trợ cấp thất nghiệp, giảm 36.000 người so với tuần trước đó, song vẫn cao hơn so với mức của 1 tuần hồi khủng hoảng tài chính 2008 - 2010.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!