Hậu COVID-19, nhu cầu dầu mỏ sẽ chạm đáy?

TTXVN-Thứ sáu, ngày 15/05/2020 06:10 GMT+7

Ảnh: AP

VTV.vn - Ngày 14/5, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu mỏ toàn cầu vẫn đang hướng tới mức giảm kỷ lục trong năm 2020.

Trong báo cáo hàng tháng công bố ngày 14/5, IEA dự đoán nhu cầu dầu thế giới sẽ giảm 8,6 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với mức dự báo giảm 9,3 triệu thùng/ngày được đưa ra hồi tháng 4/2020. Theo IEA, đến cuối tháng 5/2020 vẫn có khoảng 2,8 tỷ người dân tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội nhằm tránh lây nhiễm COVID-19, giảm so với mức 4 tỷ người trong tháng 4/2020.

IEA cho biết việc điều chỉnh hạ mức dự báo giảm nhu cầu dầu thế giới nói trên là do lượng người dân đi lại lớn hơn dự kiến ở một số nước châu Âu và Mỹ, cũng như nhu cầu dầu gia tăng tại Trung Quốc khi nước này khôi phục các hoạt động kinh tế hậu COVID-19.

Theo IEA, hoạt động kinh tế đang bắt đầu tiến trình hồi phục từng bước nhưng chưa ổn định khi những bất ổn lớn vẫn tồn tại. Vấn đề quan ngại lớn nhất hiện nay là liệu chính phủ các nước có thể nới lỏng lệnh phong tỏa và hạn chế đi lai mà không dẫn tới sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19 hay không.

Các nước sản xuất dầu không thuộc liên minh giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số nước sản xuất, còn gọi là OPEC+, đã ghi nhận sản lượng "vàng đen" trong tháng 4/2020 giảm 3 triệu thùng/ngày so với hồi đầu năm 2020.

IEA dự đoán, đến cuối năm 2020, Mỹ sẽ là quốc gia có mức cắt giảm sản lượng dầu lớn nhất (giảm 2,8 triệu thùng/ngày so với năm 2019).

Tuy vậy, Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho rằng các mức cắt giảm sản lượng dầu mà các nước sản xuất dầu lớn ở khu vực vùng Vịnh Arab thông báo mới đây có thể không đủ để giúp cân bằng các thị trường dầu thế giới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước